Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Chỉ số CPI tăng thấp và những vấn đề cần lưu ý

25/10/2011 11:30:24 AM

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tiếp tục đà tăng chậm lại từ vài tháng gần đây do tác động của công tác điều hành, giải pháp ứng phó lạm phát cũng như nhờ năng lực sản xuất của nền kinh tế.

CPI tháng 10 tăng 0,36% so với tháng 9, như vậy, xét theo tháng, CPI tháng 10/2011 đã tiếp tục đà tăng chậm lại trong mấy tháng trước đó và tăng thấp nhất trong 14 tháng qua, tính từ tháng 9/2010. Đây cũng là tốc độ tăng thấp so với tốc độ tăng của tháng 10 cùng kỳ trong 2 năm trước (tháng 10/2009 tăng 0,37%, tháng 10/2010 tăng 1,05%). Xét theo năm, CPI tháng 10/2011 so với tháng 10/2010 đã tăng thấp hơn so với con số tương úng trong 2 tháng trước đó (tháng 10 tăng 21,59% so với tháng 8 tăng 23,02%, tháng 9 tăng 22,42%).

Nói cách khác, tính theo tháng hay tính theo năm, CPI đã có xu hướng tăng chậm lại nhanh hơn trong tháng 10. Đó là tín hiệu khả quan để tháng 11, tháng 12 năm nay CPI không tăng cao như cùng kỳ năm trước (tháng 11 tăng 1,86%, tháng 12 tăng 1,98%) và cả năm có khả năng thực hiện được mục tiêu tăng khoảng 18% .

Nguyên nhân tăng chậm lại của CPI trong tháng 10 có nhiều. Trước hết, đây là kết quả tích cực của nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Rõ nhất là trong lĩnh vực tiền tệ.

Cụ thể là dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đến 23/9 tăng 8,16% so với cuối năm trước, thấp hơn tốc độ tăng 9,82% của số dư tiền gửi; hệ số giữa tốc độ tăng dư nợ tín dụng/tốc độ tăng GDP là 1,4 lần, thấp rất xa so với hệ số bình quân năm của 10 năm trước (4,1 lần). Tổng phương tiện thanh toán tăng 8,87% so với cuối năm trước, nhưng giảm 0,86% so với tháng trước.

Một nguyên nhân khác là do sản xuất nông nghiệp được mùa, đạt kỷ lục về sản lượng. Nhờ vậy, giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống- nhóm hàng chiếm tới 40% tổng tiêu dùng của dân cư- tháng 10 chỉ tăng 0,06%, thấp chỉ bằng 1/6 tốc độ tăng chung. Giá thực phẩm- mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị tiêu dùng- sau một số tháng giá tăng mạnh và ở mức cao, từ vài tháng tháng nay đã giảm xuống (tháng 9 giảm 0,28%, tháng 10 giảm 0,49%).

Dịch vụ bưu chính viễn thông nhờ cạnh tranh, tiến bộ kỹ thuật- công nghệ và nguồn cung ứng dồi dào,…, nên giá tiếp tục giảm 0,17%,… Dịch vụ giao thông cũng đã giảm nhẹ (tháng 9 giảm 0,24%, tháng 10 giảm 0,13%) cùng với sự giảm xuống của giá xăng, dầu,…. Sản xuất công nghiệp duy trì được tốc độ tăng. Tồn kho giảm.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội, nếu loại trừ yếu tố giá, đã giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách giảm sâu hơn (khoảng 8- 9%).

Điều cần nói là tuy tăng chậm lại, nhưng sau 10 tháng (tức tháng 10/2011 so với tháng 12/2010) CPI đã tăng 17,05%; nếu tính theo năm (tức tháng 10/2011 so với tháng 10/2010) CPI đã tăng 21,59% và nếu tính bình quân 10 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước đã tăng 18,5%. Đó là những tốc độ tăng rất cao so so với mục tiêu ban đầu. Vì vậy, chưa thể lơi lỏng, mà vẫn phải coi kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên.

Để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới, cần đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện chỉ tiêu mới của Chính phủ về tốc độ tăng dư nợ tín dụng, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán.

Các ngành Ngân hàng, Công an, quản lý thị trường, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ hơn trong việc kiểm tra, thanh tra việc mua/bán USD trên thị trường, nhất là thị trường tự do.

Bên cạnh đó, tiếp tục thục hiện giảm đầu tư công, đầu tư từ khu vực nhà nước, đồng thời phát động phong trào tiết kiệm tiêu dùng trong dịp tết, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Theo chinhphu

 

Các tin khác:

Công ty Cổ phần Bao bì Xi măng Bút Sơn: 9 tháng cán đích lợi nhuận cả năm ()

Phụ gia bê tông nội: Đủ tiêu chuẩn thay thế hàng ngoại ()

EVN lại muốn tăng giá điện 13% vì lỗ nhiều ()

Bộ Xây dựng nghiên cứu tiếp thu kiến nghị triển khai chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung ()

Xuất khẩu thép năm 2011 tăng cao đột biến 44,5% ()

Công ty CP Xi măng Sài Sơn: Thành lập Nhà máy Xi măng Nam Sơn ()

DN sản xuất VLXD ở Thái Nguyên: Gặp khó ()

Công ty Xi măng Cosevco Sông Gianh phát động phong trào thi đua sản xuất ()

Năm 2012, nhiều doanh nghiệp thép sẽ phá sản ()

Thép Việt Nam đối mặt với kiện phá giá ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?