Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Bộ GTVT đề xuất giải pháp gỡ khó nguồn vật liệu cao tốc Bắc - Nam

07/10/2022 7:23:28 AM

Bộ Giao thông Vận tải vừa có kiến nghị Chính phủ và đưa ra hàng loạt các giải pháp cụ thể về nguồn vật liệu đất đắp và cát để làm nền đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025.


Nhà thầu thi công nền đường một đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản báo cáo Chính phủ về tình hình nguồn vật liệu xây dựng phục vụ cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Báo cáo cho thấy, đến nay, chủ đầu tư, tư vấn đã cơ bản hoàn thành khảo sát mỏ vật liệu xây dụng thông thường, thỏa thuận với các địa phương và đưa vào hồ sơ mỏ vật liệu.

Cụ thể, đối với vật liệu cho 10 dự án thành phần từ tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh Khánh Hòa, hồ sơ khảo sát đã xác định 147 mỏ đất đắp nền đường với tổng trữ lượng khoảng gần 188 triệu m³, đáp ứng đủ nhu cầu của dự án khoảng hơn 59,5 triệu m³.

Tuy nhiên, vẫn còn 14 mỏ thuộc các tỉnh Quảng Ngãi (5 mỏ), Bình Định (4 mỏ thuộc dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn), Phú Yên (5 mỏ thuộc dự án Chí Thạnh - Vân Phong) chưa được địa phương thực hiện bổ sung quy hoạch.

Đối với mỏ cát xây dựng, hồ sơ khảo sát đã xác định 123 mỏ với tổng trữ lượng khoảng gần 68 triệu m³ đáp ứng đủ nhu cầu của dự án khoảng hơn 11 triệu m³. Hiện, còn 14 mỏ thuộc các tỉnh Quảng Ngãi (6 mỏ), Bình Định (3 mỏ thuộc dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn), Phú Yên (5 mỏ thuộc dự án Chí Thạnh - Vân Phong) chưa được khai thác.

Theo tính toán, tổng nhu cầu cát đắp nền đường của các dự án khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 39 triệu m³.

Nguồn cát sông phục vụ công trình xây dựng trong vùng chủ yếu tập trung tại các tỉnh: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ. Tổng trữ lượng các mỏ đang khai thác khoảng 23 triệu m³ với công suất khai thác hàng năm là 5,7 triệu m³. Trữ lượng dự kiến còn lại khá lớn, song, chất lượng cát kém, lẫn nhiều tạp chất, không bảo đảm tiêu chuẩn của vật liệu cát đắp nền đường.

Đối với nguồn cát sông từ các tỉnh thượng lưu sông Tiền và sông Hậu (An Giang và Đồng Tháp), tổng trữ lượng các mỏ cát đang khai thác của 2 tỉnh hiện nay khoảng 23,1 triệu m³ với công suất hàng năm khoảng 7,5 triệu m³.

Tổng trữ lượng các mỏ cát theo quy hoạch khoảng hơn 88 triệu m³. Song, trữ lượng dự kiến trong quy hoạch được khảo sát từ thời điểm năm 2015 và đã khai thác đến nay nên không còn phù hợp với thực tế.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề xuất Chính phủ xây dựng và triển khai dự án đánh giá tài nguyên khoáng sản phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, phía Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận, tiến độ thực dự kiến cuối năm 2024 mới hoàn thành nên không thể đáp ứng nhu vật liệu đắp theo tiến độ thi công (tập trung vào các năm 2023 và 2024.

Đề xuất giải pháp xử lý các vướng mắc trên, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát lại quy hoạch mỏ cát sông trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm nguồn cung cấp cho các dự án.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương tháo gỡ vướng mắc trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đặc biệt các thủ tục đối với các mỏ khai thác mới (thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất hay thực hiện theo hình thức chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất).

Về phía các địa phương, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ đề nghị các tỉnh khẩn trương bổ sung quy hoạch các mỏ đất, mỏ cát chưa có trong quy hoạch để triển khai các thủ tục cần thiết, sẵn sàng cho nhà thầu khai thác khi triển khai dự án; hỗ trợ trong công tác thăm dò, khảo sát các mỏ; tăng công suất khai thác, mở thêm các mỏ mới...

ximang.vn (TH/ Vietnam+)

 

Các tin khác:

Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh phát động cuộc thi ViracBank “Gửi rác- Rút tiền” ()

Bình Định: Xác định nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng công trình sử dụng gạch không nung ()

Điểm tin trong tuần ()

Chỉ số giá xây dựng tăng mạnh do biến động giá xi măng, sắt thép ()

Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển đồng xử lý chất thải trong sản xuất xi măng ()

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đánh giá nguồn VLXD phục vụ các công trình, dự án trọng điểm ()

Vicem Hà Tiên trúng gói thầu cung cấp xi măng gần 103 tỷ đồng ()

Hội thảo "CN nghiền mới và giải pháp SD than nhiệt trị thấp trong dây chuyền SX xi măng" ()

Hội thảo "Xu hướng công nghệ - vật liệu trong công trình xây dựng" ()

Ngân hàng rao bán nhà máy Xi măng Hồng Phong với giá khởi điểm 168,2 tỷ đồng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?