Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thông tin đầu tư

Nhật muốn nhập khẩu xi măng Việt Nam

27/04/2013 9:04:00 AM

Ông Teiichi Nishimura, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Osaka của Nhật Bản, cho biết các doanh nghiệp sản xuất bê tông Nhật Bản đang tìm hiểu khả năng nhập khẩu xi măng của doanh nghiệp Việt Nam.

  
Ông Teiichi Nishimura (giữa), Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Osaka, trao đổi tại buổi tiếp của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín
 
Tại buổi tiếp của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín với đoàn Hiệp hội Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam vùng Kansai vào ngày 26-4, ông Teiichi Nishimura cũng là Chủ tịch hiệp hội này dẫn đầu đoàn, cho biết trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, ngoài việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật đang đầu tư ở Việt Nam, các thành viên trong đoàn cũng tìm hiểu khả năng doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Ông Shin Yoshida, Chủ tịch Hiệp hội bơm bê tông Kinki, một thành viên trong đoàn, cho biết nhiều doanh nghiệp sản xuất bê tông của Nhật Bản đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc hiệp hội, đang tìm hiểu về chất lượng sản phẩm xi măng, khả năng sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu qua thị trường Nhật.

Theo ông Yoshida, việc tìm hiểu này của đoàn vì nhiều doanh nghiệp bê tông Nhật Bản nghĩ rằng giá xi măng Việt Nam sẽ thấp hơn ở Nhật Bản. Ông Yoshida cho biết những thị trường nhập khẩu lân cận của Nhật Bản lâu nay là Hàn Quốc và Trung Quốc, nhưng chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất bê tông lớn nhập khẩu.

Trong khi đó, ông Yoshida cho biết việc tìm hiểu này chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên số lượng nhập khẩu có thể lên đến khoảng 100 doanh nghiệp và nếu đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng và giá cả tốt thì nhu cầu cần nhập khẩu của các doanh nghiệp này có thể lên đến ít nhất khoảng 300.000 tấn xi măng/năm.

Các chuyên gia trong ngành cho rằng đây là một trong những cơ hội cho các nhà sản xuất xi măng Việt Nam giảm bớt lượng tồn kho do thị trường bất động sản khó khăn trong thời gian qua và kéo dài đến hiện nay.

Ngoài ra, trong chuyến đi này, ông Teiichi Nishimura, cho biết đoàn đi cũng làm việc với các trường, tổ chức về nông nghiệp Việt Nam nhằm hợp tác đưa giống lúa mới của Nhật vào Việt Nam để sản xuất.
 
 
Theo TBKTSG *

 

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?