Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thông tin đầu tư

Tiếp nhận đầu tư ngoại: Mừng và lo

25/04/2013 2:12:24 PM

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH - ĐT) cho thấy, quý 1/2013, các dự án đầu tư của nước ngoài vào VN đã giải ngân được 2,7 tỉ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Những con số này cho thấy, bất chấp những khó khăn của khủng hoảng, VN vẫn là địa chỉ “vàng” cho các nhà đầu tư nước ngoài.


Cty Nhựa Thái Lan Nawaplastic Industry gây bất ngờ khi thông báo trở thành cổ đông lớn nắm 16,72% vốn của Cty Nhựa Bình Minh

Hoạt động đầu tư của các DN nước ngoài trong thời gian vừa qua diễn ra mạnh mẽ và liên tục đến nỗi người ta gọi đó là những làn sóng đầu tư, như: Làn sóng đầu tư của DN Nhật, DN Hàn Quốc, DN Mỹ... Đến thời điểm này, đầu tư của các DN ngoại đã chạm vào hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của VN.

Mừng vì lợi ích kinh tế

Trong đó mạnh nhất là các DN sản xuất thực phẩm, phân phối, bán lẻ, công nghệ thông tin, điện tử... Trong Hội nghị tổng kết 25 năm hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài do Bộ KH-ĐT tổ chức, những con số ấn tượng đã được đưa ra. Từ năm 1987 đến tháng 2/2013, VN đã thu hút được 14.550 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 211 tỉ USD, vốn thực hiện đạt gần 100 tỉ USD. Theo nhiều dự báo, thời gian tới hoạt động đầu tư này sẽ còn được xúc tiến mạnh mẽ và có thêm nhiều sự xuất hiện của các DN đến từ các quốc gia khác.

Điều đáng mừng là việc ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài như vậy sẽ mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế nước nhà nói chung và các DN nói riêng như: được đầu tư vốn, được chuyển giao công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm điều hành, quản lý, nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Lo bị thâu tóm

Chủ đề “Điều chỉnh chiến lược - Tìm lời giải cho bài toán địa điểm”, phát triên VTV1 vào 10h00 Chủ Nhật (28/4/2013.

Nhưng điều đáng lo là sự xuất hiện quá nhiều, sự đầu tư sâu rộng vào rất nhiều lĩnh vực ngành nghề của DN ngoại sẽ khiến các DN Việt vừa bị phụ thuộc, vừa dễ bị “ngoại hóa”. Và đặc biệt là có thể bị thâu tóm bất kỳ lúc nào. Điển hình là câu chuyện vào tháng 3 năm ngoái, Cty Nhựa Thái Lan Nawaplastic Industry bất ngờ thông báo trở thành cổ đông lớn nắm 16,72% vốn của Cty Nhựa Bình Minh và 22,6% vốn của Cty Nhựa Tiên Phong khiến dư luận ngỡ ngàng. Hay sự việc cổ đông lớn nhất của Bibica là Lotte Hàn quốc đưa ra đề nghị đổi tên Cty thành CP Lotte – Bibica đã khiến dư luận dậy sóng vì nhìn thấy rõ âm mưu thâu tóm của Lotte đối với Bibica. Chìa khóa thành công - CEO đã dành cả một chương trình để cùng các vị doanh nhân bàn luận về chủ đề “Điều chỉnh chiến lược - nhận đầu tư nước ngoài để cạnh tranh” phát sóng vào 10h00 sáng chủ nhật ngày 21/4/2013 trên VTV1.

Vị CEO của chương trình cho rằng vào thời điểm này DN chưa nên tiếp nhận sự đầu tư của nước ngoài. Thay vào đó, DN nên tự mình đầu tư để phát triển công nghệ riêng của mình. Đồng thời tự thúc đẩy hoạt động kinh doanh bằng các chương trình giảm giá, khuyến mãi, đẩy mạnh bán hàng online...

Về dài hạn, DN nên nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm có sự khác biệt và đa dạng, phong phú. Trước ý kiến này của CEO, HĐQT cho rằng: Trước hết DN cần phải phân tích sự thay đổi của các yếu tố trên thị trường và đánh giá lại nguồn lực và khả năng của mình. Từ đó, cần xác định lại mục tiêu kinh doanh và chiến lược phát triển của DN để thấy được có cần phải tiếp nhận đầu tư nước ngoài hay không. Nếu việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài mang lại nhiều lợi ích thì nên điều chỉnh chiến lược để có thể bắt tay hợp tác với DN nước ngoài. Tuy nhiên, cần phải có phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa hai bên trước khi ra quyết định. Ngoài ra, việc điều chỉnh chiến lược của DN hay tiếp nhận đầu tư nước ngoài để cạnh tranh CEO cần phải vạch ra chiến lược, đường đi nước bước cụ thể và cũng có tầm nhìn xa hơn trong vấn đề này.

Theo DDDN

 

Các tin khác:

Điều chỉnh quy hoạch Dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây ()

Hà Nội công bố quy hoạch hai khu đô thị lớn Bắc sông Hồng ()

Quy hoạch xi măng: Phải “trảm” thêm nhiều dự án ()

Dự án Hòa Bình Green City được tiếp tục triển khai ()

Tôn Hoa Sen sẽ xây dựng nhà máy tại Thái Lan ()

Hà Nội cho xây khách sạn, văn phòng cao tầng trong khu phố cũ ()

Hà Nội: 766 tỷ đồng xây cầu vượt chạy qua Đàn Xã Tắc ()

97 tỷ USD vốn FDI cho Việt Nam sau 25 năm ()

TPHCM: Ưu tiên vốn cho cầu vượt bằng thép ()

9,9 tỷ USD cho dự án của Formosa tại Hà Tĩnh ()

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?