Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển bền vững

Trách nhiệm xã hội, lợi thế cạnh tranh đang bị doanh nghiệp lãng quên

25/07/2013 3:55:38 PM

Ở nước ta, vấn đề CSR của các DN tuy không mới nhưng vẫn còn “lạ”. Khác với các nước phát triển, họ coi CRS là một trong những tiêu chuẩn, quy định gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cuối năm 2012, tại “lễ trao giải trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”, ông Đào Quang Thu (Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, CSR mang tính đạo đức trong kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững của DN. Để làm tốt CSR thì DN phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng và theo năng suất lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng. Có thể thấy, các DN nào quan tâm và chú trọng đến giá trị đạo đức và tính xã hội trong kinh doanh thì chắc chắn sẽ chiếm ưu thế trong cạnh tranh.

Chị Dung, một du học sinh Anh, cho biết, những DN nào bên Anh có dấu hiệu trốn tránh nghĩa vụ thuế đều bị người Anh “tẩy chay”. Họ không chấp nhận DN thiếu sự chia sẻ cùng cộng đồng. Bởi tất cả các sản phẩm bán ra đều đã bao gồm các chi phí như vậy, DN chỉ là “cầu nối”, chịu trách nhiệm chuyển từ người tiêu dùng đến xã hội thông qua sản phẩm hàng hóa. Đó là ở nước ngoài, còn ở nước ta thì sao ?

  
Lễ trao giải trách nhiệm xã hội cho một số DN đầu tư nước ngoài tại nước ta

Phần lớn các DN nước ta vẫn còn bị hạn chế khi thực hiện các chuẩn CSR. Thứ nhất, còn khá nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ môi trường, nhất là vi phạm trong chất thải ở các nhà máy, các khu công nghiệp đang ngày một gia tăng. Phần lớn các DN đều hiểu rõ tầm quan trọng của môi trường sống, nhưng do họ đặt lợi ích kinh doanh quá cao nên vẫn “cố tình” vi phạm. Hơn nữa, các quy định và hình thức xử phạt của Luật bảo vệ môi trường (2005) vẫn còn chưa rõ ràng, không đủ sức răn đe.

Thứ hai, Việt Nam là một trong những nước phong kiến nên quan niệm về bình đẳng giới vẫn còn khá lạc hậu,vẫn còn tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Người đàn ông vẫn là trụ cột và có quyền uy nhất trong gia đình, công việc.

Thứ ba, DN luôn tiết kiệm các chi phí không liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là vấn đề an toàn lao động. Chủ yếu các DN thường “theo sau” giải quyết các “hậu quả” của tai nạn lao động.

Thứ tư, chúng ta có khá nhiều Cty hoạt động theo kiểu “gia đình”, khiến mất công bằng trong việc phân công lao động và chi trả lương. Điều này khiến cho việc trả lương vẫn theo “cảm tính” nhiều hơn, chưa có nhiều tính toán khoa học dựa trên năng suất lao động thực tế.

Thứ năm, chi phí cho việc đào tạo và phát triển khả năng của nhân viên chưa được tính toán nhiều vào chi phí chung của DN. Các DN chủ yếu “thả nổi” cho sự đào tạo, khiến cho lao động của DN không mang tính ổn định và luôn trong tình trạng biến động cao.

Thứ sáu, những đóng góp cho xã hội và cộng đồng vẫn chưa thực sự mang tính tự nguyện. Hiện nay, các DN chủ yếu thực hiện do mang tính bắt buộc hoặc từ thiện của lãnh đạo các DN như những đóng góp của bà Dương Thị Bạch Diệp (Chủ tịch HĐQT, Công ty TNHH Diệp Bạch Dương), bà Nguyễn Thị Diệu Hiền (nguyên Giám đốc Công ty TNHH chế biến thủy sản Bình An,....

Một số chuyên gia cho rằng, các DN muốn phát triển bền vững và gây dựng thương hiệu thì vấn đề thực hiện các chuẩn mực CSR là điều vô cùng quan trọng. Nó không những tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường mà còn giảm được chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới.

Theo PL&XH *

 

Các tin khác:

Đang tọa đàm trực tuyến “Để ngành Thép, Xi măng phát triển ổn định và bền vững” ()

Vách nhôm kính lớn giúp tiết kiệm năng lượng cho các công trình ()

Tây Ban Nha: Tiêu thụ xi măng giảm trong khi tỉ lệ sử dụng nhiên liệu thay thế tăng ()

Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các công trình ()

Nhiều vật liệu xanh nhưng ít người dùng ()

Công trình Xanh: Giải bài toàn tiết kiệm và Bảo vệ môi trường ()

Bê tông từ vật liệu tái chế ()

Kiến trúc xanh và xu hướng phát triển bền vững ()

Năng lượng tái tạo sẽ trở thành nguồn cung cấp điện năng lớn thứ 2 thế giới ()

Khuyến khích việc sản xuất vật liệu xây không nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?