Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Tây Ninh: Thị trường không mấy mặn mà với gạch không nung

19/07/2022 10:43:51 AM

Thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung theo chủ trương của Chính phủ, tiến đến thay thế gạch đất sét nung, cần có bước đột phá trong sản xuất, tiêu thụ và công tác quản lý Nhà nước đối với sản phẩm vật liệu xây không nung. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhu cầu sử dụng gạch xây không nung trên địa bàn tỉnh Tây Ninh không lớn. Ngoài ra, nếu xét về phương diện kinh tế thì chi phí xây dựng cao hơn sử dụng gạch nung. Đây chính là trở ngại chính trong quá trình thực hiện chủ trương sử dụng gạch không nung thay thế và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn gạch nung.

>> Tây Ninh: Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung hoạt động cầm chừng

Nhiều ưu điểm, nhưng cũng không ít hạn chế

Theo Sở Xây dựng, gạch không nung có nhiều ưu điểm vượt trội về độ cứng, bền, khả năng cách âm, chống cháy so với gạch đất sét nung. Việc sử dụng gạch không nung loại kích thước lớn giúp đẩy nhanh tiến độ xây dựng thay vì dùng từng viên gạch nhỏ theo kiểu cũ.

Khi sản xuất gạch không nung, các nguồn nguyên liệu phế thải thường được kết hợp, vừa giúp tăng cường xử lý phế thải như tro xỉ, mạt đá, rác thải công nghiệp... vừa tiết kiệm nguyên liệu chính của vật liệu sản xuất gạch không nung.

Gạch không nung được sản xuất theo dây chuyền cơ giới hoá cao hơn. Gạch nhẹ (gạch AAC) là loại vật liệu có tính cách âm, cách nhiệt, chống thấm tốt, trọng lượng nhẹ nên giảm đáng kể kết cấu móng, chịu lực, khung dầm…

Quá trình sản xuất gạch không nung không sử dụng đến đất nông nghiệp, do đó không làm ảnh hưởng tiêu cực đến diện tích đất nông nghiệp. Việc sử dụng gạch không nung, loại kích thước lớn giúp đẩy nhanh tiến độ xây dựng thay vì dùng từng viên gạch nhỏ theo kiểu cũ.


Ưu điểm là vậy, nhưng gạch không nung chưa được nhiều người đón nhận khi xây dựng các công trình nhà ở, hiếm có người sử dụng gạch không nung để xây dựng. Thông thường, một số người chỉ sử dụng loại gạch kích thước lớn dùng để xây hàng rào hoặc loại terrazzo dùng lát sân.

Nguyên nhân chính là do giá thành gạch không nung cao hơn gạch đất sét nung khoảng 40%, dẫn đến việc gạch không nung không thể cạnh tranh trên thị trường. Do giá nguyên liệu sản xuất gạch không nung cao như bột đá, xi măng... cao nên nhà sản xuất không thể hạ giá bán.

Về nguyên tắc, vật liệu xây không nung, nhất là các sản phẩm gạch bê tông khí chưng áp, bê tông bọt... khi sử dụng cần tuân thủ đúng hướng dẫn thi công quy định về độ ẩm viên xây, các chủng loại vật tư, phụ kiện tương ứng. Bên cạnh đó, việc đưa gạch không nung vào xây dựng đòi hỏi thợ xây phải có tay nghề, kỹ thuật thành thục mới bảo đảm chất lượng công trình. Tuy nhiên, phần lớn công nhân hiện nay chỉ quen thi công gạch đất sét nung, chưa thành thạo trong việc thi công vật liệu xây không nung, đặc biệt là với sản phẩm vật liệu xây không nung nhẹ, dạng tấm lớn.

Hơn nữa, có chủng loại gạch không nung có trọng lượng nặng gần gấp đôi so với gạch đất sét nung đã gây khó khăn cho thợ xây. Thời gian qua, do lỗi kỹ thuật trong thi công vật liệu xây không nung nên có một số công trình sử dụng vật liệu xây không nung có hiện tượng nứt tường, làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình cũng như lòng tin của người sử dụng đối với sản phẩm gạch không nung. Hiện tại, các doanh nghiệp chỉ sản xuất gạch không nung theo đơn đặt hàng chứ không sản xuất đại trà do thị trường không mấy mặn mà với loại vật liệu này.

Doanh nghiệp gặp khó

Đánh giá những hạn chế trong việc sử dụng và phát triển vật liệu xây không nung giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2021, một số địa phương trên địa bàn tỉnh Tây Niinh cho biết, việc kêu gọi đầu tư sản xuất loại gạch này còn gặp nhiều khó khăn, nhân công chưa thành tạo khi thi công gạch không nung; trọng lượng rất nặng; sản phẩm gạch không nung có giá thành cao, chưa phong phú về chủng loại, mẫu mã, và người tiêu dùng còn hoài nghi về chất lượng loại vật liệu xây này.

Trong khi đó, nhu cầu sử dụng gạch xây nung truyền thống trong tỉnh lớn, thị hiếu của người dân chưa quen sử dụng gạch xây không nung nên việc đầu tư sản xuất gạch xây không nung trong giai đoạn này khó cạnh tranh được với gạch xây nung. Từ đó, nhiều doanh nghiệp, cơ sở đã đăng ký đầu tư sản xuất gạch không nung không có động thái triển khai thực hiện. Trong khi nhiều doanh nghiệp, cơ sở đã đầu tư, đi vào hoạt động thì gặp nhiều khó khăn.

Chủ một cơ sở sản xuất gạch nung ở Hoà Thành cho biết, khoảng 5 năm trước, ông đã đăng ký đầu tư nhà máy sản xuất gạch không nung. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thị trường và các “đồng nghiệp” đã đầu tư trước, ông đã dừng ý định ban đầu. “Hầu như các nhà máy, cơ sở sản xuất gạch không nung đều hoạt động không hiệu quả do nhiều yếu tố, trong đó nguyên nhân chính là thị trường không đón nhận sản phẩm khiến nhà đầu tư bế tắc.

Bên cạnh đó, việc tìm kiếm nhân công kỹ thuật có tay nghề, có kinh nghiệm cũng không dễ dàng. Đồng thời, nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất gạch không nung như đá mi, mạt đá phải mua từ ngoài tỉnh đưa về, khiến giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh với gạch nung”, người này cho biết.

Một doanh nghiệp ở Châu Thành, là người “tiên phong” trong việc đầu tư nhà xưởng, thiết bị sản xuất gạch không nung trong tỉnh từ nhiều năm trước chia sẻ, tôi định đón đầu xu hướng chung vì nghĩ đã có chủ trương từ Trung ương tới địa phương thì sẽ ổn. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy. Sau hai năm nỗ lực đầu tư, sản xuất, tìm kiếm thị trường, tôi đã phải dừng hoạt động suốt nhiều năm nay vì không có khách hàng.

Một doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung được thành lập từ 5 năm trước ở Hoà Thành có thể được xem là đơn vị hiếm hoi tồn tại và phát triển do sản xuất sản phẩm có chọn lọc. Nhà máy sản xuất gạch không nung này được đầu tư với quy mô nhà xưởng và sân bãi khoảng 8 ha. Chủ doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại được với công nghệ tiên tiến của một số quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Á. Nhờ đó, sản phẩm được bảo đảm chất lượng theo các tiêu chuẩn quy định, có tính cạnh tranh cao và có được thị trường tiêu thụ khá ổn định. Hiện nay, doanh nghiệp này chỉ sản xuất 2 sản phẩm chính là gạch xi măng cốt liệu và gạch terrazzo.

Tuy nhiên, theo chủ doanh nghiệp chia sẻ, hiện tại, sản phẩm gạch không nung do anh sản xuất vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Hiện nay, sản phẩm chỉ có thể được cung cấp vào những công trình sử dụng vốn Nhà nước, chưa được sử dụng nhiều ở các công trình tư nhân vì thói quen của người dân và do giá bán cao hơn sản phẩm gạch đất sét nung truyền thống.

Bên cạnh đó, những khó khăn về khan hiếm đầu vào và nguyên vật liệu xây dựng liên tục tăng giá cũng làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp sản xuất gạch không nung.

ximang.vn (TH/ Báo Tây Ninh)

 

Các tin khác:

Hà Tĩnh: Cần đánh giá khách quan về chất lượng gạch không nung ()

Những lợi ích khi sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng ()

Tây Ninh: Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung hoạt động cầm chừng ()

Hà Tĩnh mở rộng thị trường vật liệu xây dựng không nung ()

Phú Yên: Gạch không nung chật vật tìm chỗ đứng ()

Khó khăn phát triển vật liệu không nung ()

Hải Phòng: Nhiều công trình xây dựng bằng vốn đầu tư công sử dụng vật liệu không nung ()

Sản xuất gạch không nung hướng đến sản xuất xanh trong ngành vật liệu xây dựng ()

Khánh Hòa: Gạch không nung từng bước thay thế gạch đất sét nung ()

Vật liệu xanh đang dần khởi sắc ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?