Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Phát triển vật liệu không nung cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền các cấp

06/03/2018 3:38:52 PM

Những năm gần đây, nhờ chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước, gạch không nung đã được sử dụng nhiều hơn trong các công trình xây dựng và được ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, để gạch không nung trở thành loại vật liệu xây dựng chủ yếu trong các công trình xây dựng trên toàn quốc, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền địa phương cũng như mở rộng chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất gạch không nung.


Cần mở rộng chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất gạch không nung.

Theo ông Trần Duy Phúc, Giám đốc nhà máy cơ khí thuộc Cty CP Cơ khí và Vật liệu xây dựng Thanh Phúc - một trong những doanh nghiệp khoa học công nghệ đầu tiên của Việt Nam về sản xuất vật liệu xây không nung, hiện nay, để phát triển thị trường vật liệu xây không nung cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền các cấp.

Cùng với đó, các nhà đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung cần chú ý đến chất lượng sản phẩm, không chạy theo lợi nhuận mà bớt đi xi măng, cấp phối kém chất lượng hoặc cường độ chưa đảm bảo đã xuất ra thị trường gây ra dư luận không tốt về vật liệu xây không nung.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần xem xét giảm thuế VAT 10% đối với doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung xuống còn 5%, tiếp tục có thêm những ưu đãi đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung, đồng thời ban hành những chính sách cụ thể và chặt chẽ hơn về bắt buộc sử dụng vật liệu không nung trên toàn quốc và giảm thiểu sự phát triển của vật liệu đất nung.

Đặc biệt, hiện nay Nhà nước chưa có chính sách yêu cầu nhà dân phải sử dụng vật liệu không nung nên chưa tạo được sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển và tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước nên có chính sách áp dụng với nhà dân để mở đường đến năm 2020, 100% công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây không nung.

Đối với vật liệu đất sét nung, ông Trần Duy Phúc đề xuất chỉ sử dụng loại vật liệu này trong các dự án đặc biệt như đình, chùa, miếu, di tích lịch sử và chịu thuế môi trường, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cũng có chung quan điểm cần tăng cường chính sách khuyến khích phát triển vật liệu không nung, hạn chế sử dụng gạch đất sét nung, tại Hội thảo “Cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển gạch không nung” do Bộ Xây dựng tổ chức tại Hà Nội vào năm 2017, đại diện Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh đã đề xuất Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế tài nguyên đối với đất sét dùng để sản xuất gạch ngói, nhằm tạo cân bằng giữa giá thành vật liệu xây không nung và gạch đất sét nung; ban hành các chính sách hỗ trợ về đầu tư xây dựng công trình xanh, công trình tiết kiệm năng lượng; ban hành quy định chế độ báo cáo đối với các tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư các công trình xây dựng thuộc đối tượng bắt buộc sử dụng vật liệu xây không nung.

Đến nay, hệ thống chính sách pháp luật về gạch không nung được xây dựng và ban hành tương đối đầy đủ từ luật, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư tới các văn bản pháp quy có liên quan.

Mới đây nhất, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Thông tư số 13/2017/TT-BXD ngày 8/12/2017 của Bộ Xây dựng quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng.

Do đó, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp về phát triển vật liệu không nung sẽ dần đưa vật liệu xây không nung trở thành loại vật liệu chủ đạo trong các công trình xây dựng như chủ trương đã được Chính phủ đưa ra.
 
Quỳnh Trang (TH/ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Lào Cai khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng không nung ()

Phú Thọ khuyến khích sản xuất các loại VLXD tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, năng lượng ()

Tuyên Quang: Sản xuất, sử dụng gạch không nung chưa như kỳ vọng ()

Bắc Kạn: Khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng không nung ()

Hải Dương: Vật liệu xây không nung khó vào các công trình ()

Năm 2017: Dự án Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam có nhiều bước tiến mới ()

Gạch không nung - sản phẩm thân thiện với môi trường ()

Long An: Sử dụng vật liệu không nung góp phần giảm tác động môi trường ()

Nam Định: Tăng cường giải pháp đưa vật liệu xây không nung vào sử dụng ()

Tây Ninh: Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?