Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Hà Nam: Nhiều công trình xây dựng sử dụng gạch không nung

06/10/2022 2:05:26 PM

Năm 2022, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 18 dự án sử dụng gạch không nung để xây dựng, trong đó điển hình như: Công trình xây dựng trụ sở cơ quan hành chính huyện Thanh Liêm 220 tỷ đồng; công trình cải tạo hạ tầng, cảnh quan Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cơ sở Hà Nam gần 120 tỷ đồng; công trình xây dựng trường chất lượng cao Trường THCS Đinh Công Tráng (Thanh Liêm) 100 tỷ đồng...


Ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nam cho biết, sử dụng gạch không nung tiết kiệm được nguồn tài nguyên và không gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, nguyên liệu sản xuất rất đa dạng, phong phú về chủng loại, có sẵn, như: mạt đá, cát vàng, xi măng và thích ứng với mọi công trình. Gạch không nung có nhiều ưu điểm vượt trội so với gạch đất nung, tính chịu lực cao, độ cách âm, cách nhiệt, chống thấm tốt, hiệu quả kinh tế rõ rệt trong xây dựng và phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Xây dựng công bố. Chính vì vậy, hai năm qua ở tỉnh ta nhiều dự án sử dụng ngân sách và công trình dân dụng đã sử dụng gạch không nung để xây dựng.

Thực hiện Thông tư số 13/2017/TT-BXD ngày 08/12/2017 về quy định sử dụng vật liệu xây không nung cho các công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, năm 2021 trên địa bàn tỉnh có 27 dự án sử dụng vốn ngân sách đầu tư sử dụng gạch không nung để xây dựng. Nhiều dự án có tổng mức đầu tư lớn, như: Chi cục Thuế khu vực Duy Tiên - Lý Nhân hơn 44,9 tỷ đồng; Chi cục Thuế Thanh Liêm - Bình Lục hơn 45,6 tỷ đồng; công trình cải tạo, nâng cấp Trường THPT A Thanh Liêm hơn 28 tỷ đồng... Năm 2022, tỉnh ta có 18 dự án sử dụng gạch không nung để xây dựng, trong đó điển hình như: Công trình xây dựng trụ sở cơ quan hành chính huyện Thanh Liêm 220 tỷ đồng; công trình cải tạo hạ tầng, cảnh quan Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cơ sở Hà Nam gần 120 tỷ đồng; công trình xây dựng trường chất lượng cao Trường THCS Đinh Công Tráng (Thanh Liêm) 100 tỷ đồng...

Tại công trình cải tạo, nâng cấp nhà làm việc của Xí nghiệp Thủy nông huyện Bình Lục vừa hoàn thành đưa vào sử dụng, ông Nguyễn Huy Hoàng, Phó Giám đốc Xí nghiệp cho biết, công trình do Công ty Khai thác công trình thủy lợi Hà Nam làm chủ đầu tư và xí nghiệp trực tiếp giám sát thi công. Toàn bộ công trình sử dụng gạch không nung để xây dựng. So với sử dụng vật liệu thông thường, quá trình thi công nhanh chóng, việc lắp đặt điện, nước dễ dàng, thuận lợi hơn. Đặc biệt, gạch không nung có góc, cạnh bị sứt giảm dưới 3%, trong khi đó gạch thông thường khác tỷ lệ này từ 5 - 10%. Sử dụng gạch không nung giảm khối lượng tường và tiết kiệm chi phí vữa xây.

Từ thực tế hiệu quả của việc sử dụng gạch không nung trong xây dựng, ngày 23/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030”. Theo đó, Chính phủ yêu cầu đến năm 2025 các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn Nhà nước ngoài đầu tư công, tỷ lệ sử dụng vật liệu không nung chiếm tối thiểu 50% so với tổng lượng vật liệu xây. Các công trình từ 9 tầng trở lên dùng tối thiểu 80% vật liệu không nung so với tổng vật liệu, trong đó ưu tiên vật liệu cấu kiện nhẹ, kích thước lớn. Đến năm 2030, các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn Nhà nước ngoài đầu tư công dùng 100% vật liệu không nung so với tổng vật liệu xây. Các công trình từ 9 tầng trở lên dùng tối thiểu 90% vật liệu không nung so với tổng vật liệu xây. Thực hiện tốt mục tiêu này nhằm đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây không nung trên địa bàn và tiến tới dần thay thế gạch đất nung, góp phần bảo đảm hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp tại mỗi địa phương.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết thêm, hiện nay việc sản xuất và sử dụng loại vật liệu không nung trong xây dựng đang là xu thế mới, hướng đến môi trường xanh. Theo đó, nhà sản xuất đặc biệt quan tâm đến việc cải tiến quy trình ở từng khâu, coi trọng chất lượng để phù hợp với điều kiện khí hậu, nhu cầu xây dựng ở mỗi khu vực. Chính vì vậy, gạch không nung cần được xác định, lựa chọn chủng loại, kích thước phù hợp cho mỗi công trình. Riêng đối với những công trình dân dụng có chiều cao từ 2 tầng trở lên (trường học, trụ sở,...) nên lựa chọn loại gạch rỗng để xây dựng phần thân tường, tránh dùng gạch xi măng cốt liệu đặc cho toàn bộ công trình dẫn đến tăng tải trọng, không tiết kiệm vật tư, nhân công và khó thi công.

Việc sử dụng gạch không nung xây dựng trên địa bàn mặc dù chưa phổ biến, nhưng theo báo cáo của Sở Xây dựng, từ năm 2021 đến nay toàn tỉnh có 45 dự án có vốn ngân sách dùng gạch không nung được ngành chức năng thẩm định thiết kế xây dựng bước đầu được ghi nhận. Do vậy, thực hiện đồng bộ các khâu từ tăng cường công tác quản lý đầu tư đến quy hoạch chi tiết, cấp phép vùng sản xuất, khai thác nguồn vật liệu sản xuất gạch kết hợp đẩy mạnh tuyên truyền, tin rằng ở tỉnh ta sẽ có thêm nhiều công trình sử dụng gạch không nung để xây dựng. Điều này, không những góp phần giảm thiểu lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường, mà còn tận dụng phế thải từ các ngành chế biến vật liệu và mang lại hiệu quả kinh tế chung cho xã hội, đồng thời bảo đảm thực hiện tốt quy định, chỉ đạo của Chính phủ.

ximang.vn (TH/ Báo Hà Nam)

 

Các tin khác:

Lào Cai: Nguyên nhân gạch không nung ít được sử dụng ()

Đã có khung hành lang pháp lý để phát triển vật liệu xây dựng không nung ()

Ninh Bình: Sản xuất và tiêu thụ VLXKN có nhiều chuyển biến tích cực ()

Lộ trình thay thế gạch nung: Cần những chính sách hỗ trợ ()

Nghệ An: Cần chính sách tháo gỡ cho thị trường gạch không nung ()

Tây Ninh: Thị trường không mấy mặn mà với gạch không nung ()

Hà Tĩnh: Cần đánh giá khách quan về chất lượng gạch không nung ()

Những lợi ích khi sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng ()

Tây Ninh: Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung hoạt động cầm chừng ()

Hà Tĩnh mở rộng thị trường vật liệu xây dựng không nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?