Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Đồng Nai: Sản xuất và nhu cầu vật liệu xây dựng không nung vẫn còn khiêm tốn

19/12/2022 2:57:11 PM

Nhiều năm trước, Chính phủ và UBND tỉnh  Đồng Nai có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản khuyến khích phát triển vật liệu xây dựng không nung nhằm giảm khai thác đất, giảm ô nhiễm môi trường nhưng đến nay cả về số lượng cơ sở sản xuất đến sản lượng, nhu cầu vẫn còn khiêm tốn.

Từ những năm 2010, UBND tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương phát triển vật liệu xây dựng không nung từng bước thay thế gạch đất sét nung, nhằm giảm sử dụng đất, giảm khí thải CO2. Năm 2013, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Chỉ thị về việc khuyến khích, tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Để Chỉ thị này mang lại hiệu quả, tỉnh áp tỷ lệ gạch không nung bắt buộc đối với nhóm công trình, yêu cầu xóa bỏ các lò gạch thủ công. Đã có không ít cơ sở sản xuất gạch không nung được hình thành nhưng càng về sau càng giảm cả cơ sở lẫn quy mô sản lượng.

Công ty TNHH MTV Khang Thành Lợi (Khu công nghiệp Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu) tận dụng bột đá từ các mỏ khoáng sản làm gạch không nung từ năm 2015. Hiện tại nhà máy duy trì sản xuất khoảng 3 triệu viên/năm, khả năng phát triển khách hàng và mở rộng quy mô sản xuất gần như không có.

Ông Nguyễn Thành Lợi, Giám đốc Công ty TNHH MTV Khang Thành Lợi chia sẻ, Công ty đã bắt tay nghiên cứu, làm gạch để đón đầu thị trường. Sản phẩm làm bằng bột đá lấy từ các mỏ khoáng sản và xi măng nên rất chắc và được công nhận đạt tiêu chuẩn vật liệu xây dựng không nung, nhưng tiêu thụ lại khá chậm. Chúng tôi duy trì sản xuất được vì có khách hàng truyền thống ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Nhiều cơ sở sản xuất ra đời cùng thời và sau vài năm đã ngưng hoạt động vì không bán được hàng, ông Lợi nói.


Gạch không nung làm từ bùn thải của Công ty Nestle Việt Nam.

Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 (H.Vĩnh Cửu) tận dụng bùn thải, tro xỉ, thủy tinh để làm gạch block, gạch terrazzo không nung bằng phương pháp hóa rắn. Sản phẩm được kiểm định không thấm nước, không bị trương nở, chịu độ ép cao. Sản phẩm thích hợp làm đường, xây dựng dân dụng nhưng làm ra chỉ đem đi cho, tặng.

Ông Bùi Xuân Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 cho biết, năm 2016, ông làm gạch không nung từ các loại chất thải công nghiệp, sản phẩm tốt nhưng không tiêu thụ được. Tôi cho rằng, cần có chính sách hỗ trợ cụ thể như giảm thuế, trợ giá sản phẩm, tiên phong sử dụng thay vì khuyến khích chung chung. Thêm vào đó, Nhà nước cần quy định tỷ lệ vật liệu xây dựng không nung bắt buộc đối với các công trình xã hội vừa phổ biến sản phẩm mới, vừa hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất. Bằng không, vật liệu xây dựng không nung lại trở về vạch xuất phát, ông Hùng chia sẻ.

Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường), sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ chất thải công nghiệp (bùn thải, tro), chất thải khai khoáng (bột đá, bột cát) giảm khai thác đất, giảm khí thải ra môi trường, nhưng công nghệ sản xuất gạch không nung hiện nay đa phần không đạt yêu cầu kỹ thuật chất lượng độ kết dính, mạch liên kết không cao, bị thấm nước. Do đó, sản phẩm chưa được nhiều người ưa chuộng.

Ông Vòng Khiềng, thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên - Môi trường tỉnh Đồng Nai cho rằng, nhu cầu của thị trường là yếu tố thúc đẩy vật liệu xây dựng “xanh” phát triển. Để vật liệu xây dựng không nung phát triển được, tôi cho rằng khoa học công nghệ phải vào cuộc, phải xử lý được các hạn chế. Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng tự nó sẽ phát triển, ông Vòng Khiềng chia sẻ.

Ngoài các lý do về chất lượng, thói quen, có ý kiến cho rằng gạch không nung khó phát triển một phần vì các địa phương chưa quyết liệt đóng cửa lò gạch truyền thống. Chẳng hạn, TP. Biên Hòa phải mất 5 năm để chấm dứt hoàn toàn hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến sử dụng nguyên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường. Huyện Long Thành có chủ trương di dời các lò gạch ra khỏi khu dân cư từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa làm được.

Ông Nguyễn Thành Lợi cho rằng, Nhà nước có nhiều quy định mở đường cho ngành vật liệu xây dựng không nung phát triển nhưng rất ít doanh nghiệp tiếp cận được chính sách, phải “tự bơi” hoàn toàn. Đồng Nai có nhiều lợi thế phát triển vật liệu xây dựng không nung, đó là vật liệu từ các mỏ khai thác đá, thị trường tiêu thụ khu vực rộng lớn, cần có chính sách hỗ trợ cụ thể để doanh nghiệp phát triển ngành công nghiệp này.

ximang.vn (TH/ CTT Đồng Nai)

 

Các tin khác:

Sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng góp phần bảo vệ môi trường ()

Giải pháp trong việc triển khai chiến lược phát triển vật liệu xây không nung ()

Bình Định: Loay hoay phát triển vật liệu không nung ()

Quảng Bình: Tăng tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng ()

Phát triển VLXD thân thiện môi trường là vấn đề đặt ra hàng đầu ()

Hà Nam: Nhiều công trình xây dựng sử dụng gạch không nung ()

Lào Cai: Nguyên nhân gạch không nung ít được sử dụng ()

Đã có khung hành lang pháp lý để phát triển vật liệu xây dựng không nung ()

Ninh Bình: Sản xuất và tiêu thụ VLXKN có nhiều chuyển biến tích cực ()

Lộ trình thay thế gạch nung: Cần những chính sách hỗ trợ ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?