Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Năng suất xanh

Việt Nam sẽ xây dựng hệ thống xử lý chất thải thân thiện hơn với môi trường trong tương lai

14/02/2021 7:54:04 AM

Việt Nam nói riêng và các nước trên Thế giới nói chung đều đang phải đối mặt với thử thách vừa phải phát triển kinh tế - xã hội, vừa phải giảm khai thác hiệu quả tài nguyên sơ cấp và thứ cấp. Chúng ta hiện đang sống trong nền kinh tế tuyến tính khi các tài nguyên chỉ di chuyển theo một chiều, nghĩa là một sản phẩm được sản xuất từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, sau đó được bán ra thị trường, được tiêu thụ và cuối cùng bị loại thải ra ngoài môi trường.

Chất thải cần được quản lý hiệu quả

Điều này dẫn đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thiếu kiểm soát và đồng thời tạo ra một lượng lớn phế thải. Theo số liệu năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, tại Việt Nam, có đến 60 - 70% lượng rác thải sau khi thu gom sẽ được xử lý bằng cách chôn lấp ở những bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Trên thực tế, phương pháp xử lý này bộc lộ nhiều thiếu sót, gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường.

Với những lý do khách quan như trên, mô hình kinh tế tuần hoàn được đề ra dưới hình thức chu trình sản xuất và tiêu thụ khép kín giúp các chất thải được "hồi sinh", trở thành nguyên liệu cho một ngành khác, một lần nữa tham gia vào vòng đời sản phẩm. Mô hình kinh tế tuần hoàn góp phần giảm tiêu thụ nguyên liệu, thu hồi chất thải và giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

Đồng xử lý chất thải: công nghệ tiên tiến

Một trong những mắt xích quan trọng để giải quyết bài toán về kinh tế tuần hoàn là việc quản lý chất thải hiệu quả. Đồng xử lý chất thải chính là một phương pháp được đại đa số chuyên gia đồng tình là công nghệ tiên tiến hơn so với chôn lấp và đốt trên hệ thống phân cấp các phương thức xử lý chất thải hiện nay.


Mô hình kinh tế tuần hoàn góp phần giảm tiêu thụ nguyên liệu, thu hồi chất thải và giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

Sự khác biệt quan trọng nhất có thể kể đến là: Đồng xử lý không chỉ thu hồi năng lượng mà còn tái tạo nguyên liệu để sản xuất xi măng. Khi được xử lý trong lò nung xi măng với nhiệt độ lên đến 2.000oC cùng thời gian lưu cháy dài, các hợp chất hữu cơ sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn, còn các hợp chất vô cơ sẽ được kết hợp vào thành phần của clinker để sản xuất xi măng.

Quá trình xử lý đem lại hiệu quả tối đa đối với cả chất thải lỏng (bùn thải hay dung môi...), cũng như chất thải rắn (nhựa, cao su...). Hơn thế nữa, phương pháp này hoàn toàn không để lại tro thải trong môi trường, giảm phát thải nhà kính và đảm bảo tiêu hủy các thành phần độc hại.

Công nghệ đồng xử lý trong lò nung xi măng cũng được Thế giới công nhận là một trong những giải pháp bền vững nhất để xử lý được chất thải không thể tái chế và được nhiều tổ chức quốc tế như Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới về Phát triển bền vững, Công ước Basel, Hiệp hội Xi măng Châu Âu... khuyến khích áp dụng.

INSEE Ecocycle và mô hình kinh tế tuần hoàn

Hiện nay, tại Việt Nam, công nghệ đồng xử lý trong lò nung xi măng được cung cấp và phát triển bởi Công ty INSEE Ecocycle. Đây là doanh nghiệp sử dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đã có ứng dụng thành công trong thực tế. Với hơn 13 năm hoạt động trong lĩnh vực này, INSEE Ecocycle đã xử lý an toàn và triệt để cho hơn 1.160.000 tấn chất thải, đồng thời giảm hơn 1.000.000 tấn khí thải nhà kính cho hơn 200 đối tác là các doanh nghiệp đầu ngành, đa dạng trong nhiều lĩnh vực sản xuất.

Kể từ năm 2019, INSEE Ecocycle tiếp tục đầu tư vào trang thiết bị mới cho phòng thí nghiệm bao gồm thiết bị xác định hàm lượng nước, máy cắt mẫu, máy nhiệt trị và đây cũng là phòng thử nghiệm chất thải duy nhất được công nhận VILAS tại Việt Nam. Các khoản đầu tư này khẳng định cam kết của INSEE Việt Nam đối với chiến lược phát triển bền vững, trong đó tập trung vào việc cân bằng tăng trưởng kinh tế với trách nhiệm xã hội, trong khi không ngừng nỗ lực giảm thiểu tác động đến môi trường.

Các hành động tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn chính là những động lực nhằm thúc đẩy cho các cá nhân, doanh nghiệp cùng tiếp bước trên hành trình xây dựng và tích hợp mô hình kinh tế tuần hoàn vào chiến lược kinh doanh của mình, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

ximang.vn (TH/ TTO)

 

Các tin khác:

Ngành xi măng dần thoát khỏi định kiến về môi trường ()

Quảng Ninh: Đẩy mạnh quản lý, sử dụng tro, xỉ thải nhà máy nhiệt điện ()

Công ty Xi măng Quảng Ninh nâng cao sản xuất gắn với bảo vệ môi trường ()

Tái chế cánh quạt tuabin gió để sản xuất xi măng ()

Ấn Độ: Thu hồi carbon trong không khí sản xuất gạch xây dựng ()

Nghiên cứu và chế tạo thành công những viên gạch nhẹ làm từ nhựa phế thải ()

Đốt rác trong sản xuất xi măng: Cần một cơ chế minh bạch ()

Một số vật liệu xây dựng có hàm lượng carbon thấp, thân thiện môi trường ()

Xi măng La Hiên gắn sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường ()

Sử dụng vật liệu tái chế trong xây dựng là giải pháp bảo vệ môi trường ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?