Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Năng suất xanh

Tăng cường sử dụng tro, xỉ thay cát sông để làm đường, giảm ô nhiễm môi trường

28/11/2023 2:54:27 PM

» Theo các chuyên gia, việc sử dụng tro, xỉ từ nhà máy nhiệt điện thay cát sông để san lấp các công trình giao thông, đường cao tốc có nhiều lợi ích. Việc này vừa đảm bảo môi trường vừa giải quyết tình trạng thiếu cát sông.

Nhiều công trình giao thông thiếu cát sông

Theo thông tin từ Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai 8 dự án đường cao tốc, với tổng cộng 463 km chạy qua 10 tỉnh. Các dự án này có nhu cầu về cát san lấp rất lớn, cần khoảng 53,7 triệu m³ cát san lấp nền. Trong đó, nhu cầu cát san lấp nền của các dự án năm 2023 khoảng 16,78 triệu m³, năm 2024 khoảng 23,63 triệu m³.

Chia sẻ khó khăn thiếu cát sông trong xây dựng cao tốc, lãnh đạo Tổng Công ty Trường Sơn cho biết, đơn vị đang tham gia thi công 5 dự án cao tốc. Đơn vị này cần 1,8 triệu m³ cát. Chính vì thiếu cát nên hiện tại Tổng Công ty Trường Sơn đang gần như dừng lại dự án.

Dư địa tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện rất lớn

Trao đổi với ông Phạm Đức Tuyên, Giám đốc Công ty nhiệt điện Na Dương - TKV chia sẻ, thời gian qua đơn vị đau đầu tìm cách giải quyết tro xỉ thải ra từ nhà máy Nhiệt điện. Do đó, nếu có thể đưa số tro xỉ này vào san lấp, đắp nền cho các công trình giao thông, đơn vị sẵn lòng ủng hộ.

Còn theo số liệu từ Công ty Nhiệt điện Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh), tổng lượng tro, xỉ phát sinh từ ngày 1/1/2023 đến 31/10/2023 là 951.760,5 tấn, tổng lượng tro, xỉ tiêu thụ là 823.288,06 tấn, tỉ lệ tiêu thụ là 86,5%.


Theo ông Nguyễn Văn Long, quyền Giám đốc Công ty Nhiệt điện Duyên Hải, đã có nhiều đơn vị ký hợp đồng thu mua tro xỉ từ 3 nhà máy của Công ty Nhiệt điện Duyên Hải. Nhờ nhu cầu lớn nên trong hàng triệu tấn tro xỉ phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện của công ty được tiêu thụ đến 90%. Hiện tro xỉ nhiệt điện tại Việt Nam là rất lớn, tới từ 30 nhà máy nhiệt điện, mỗi năm có khoảng 16 triệu tấn.

Bộ Xây dựng cho biết, việc sử dụng tro, xỉ, thạch cao phát thải từ các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón, sản xuất thép và các cơ sở công nghiệp khác làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng là phù hợp với chủ trương của Chính phủ tại các Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 23/9/2014, Quyết định số 452/QĐ-TTg ngày 12/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Trao đổi với TS. Thái Duy Sâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đánh giá, việc sử dụng tro xỉ thay cát sông để san lấp các công trình đường giao thông, trong đó có đường cao tốc có nhiều lợi ích. Việc này vừa đảm bảo môi trường vừa giải quyết tình trạng thiếu cát sông.

Trên thực tế, cơ quan chức năng đã có thí nghiệm sử dụng tro xỉ để san lấp. Việc này đã được tiến hành trong phòng thí nghiệm và cho kết quả tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cát sông làm đường cao tốc mới chỉ dừng lại trong phòng thí nghiệm mà chưa có đơn vị nào thử nghiệm trong thực tiễn.

Hiện nay, chúng ta đã thử nghiệm sử dụng cát biển thay cát sông làm đường cao tốc. Thời gian tới, các đơn vị có thể thử nghiệm tro xỉ thay cát sông để san lấp. Nếu kết quả tốt, chúng ta không chỉ dùng tro xỉ để san lấp mà có thể tiến hành đắp nền đường. Việc này vừa đảm bảo môi trường vừa đảm bảo thay thế nguồn cát sông khan hiếm, TS. Thái Duy Sâm chia sẻ.

ximang.vn (TH/ Lao động)

 

Các tin khác:

Fico-YTL - Doanh nghiệp sản xuất xi măng tiên phong thực hành ESG ()

Sử dụng rác thải, phế thải làm nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng ()

Giải pháp tăng cường xử lý và sử dụng tro xỉ, thạch cao làm vật liệu xây dựng ()

Đồng Nai: Cần có chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp tái chế rác thải thành VLXD ()

Fico-YTL luôn hướng tới giá trị bền vững ()

Quảng Ninh: Doanh nghiệp sản xuất xi măng nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ()

Sử dụng rác nhựa làm vật liệu xây dựng hướng đến kinh tế tuần hoàn ()

Giải pháp thay thế vật liệu xây dựng truyền thống ()

Xi măng Đồng Lâm với chiến dịch bảo vệ môi trường ()

Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu sản xuất gạch từ nhựa nhiệt dẻo phế liệu và tro xỉ ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?