Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Năng suất xanh

Nghiên cứu sản xuất gạch bê tông từ tro, xỉ: Góp phần xử lý hiệu quả chất thải rắn

16/11/2020 10:10:31 AM

Hiện nay, chất thải từ Nhà máy Nhiệt điện Na Dương hầu như chưa được tận dụng, phần lớn là chôn lấp. Chính vì vậy, cần một diện tích lớn để làm bãi chứa, cùng đó nó cũng tác động không nhỏ đến môi trường. Tận dụng làm vật liệu xây dựng là giải pháp xử lý hiệu quả lượng tro, xỉ được thải ra hằng ngày.

Mỗi năm, Nhà máy Nhiệt điện Na Dương thải ra môi trường 200.000 tấn tro, xỉ. Công ty Nhiệt điện Na Dương đã phải bố trí diện tích đất tương đối lớn để tập kết tro, xỉ. Trước thực tế này, từ tháng 12/2017, nhóm nghiên cứu do Thạc sỹ Nguyễn Văn Hoan, Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đã đăng ký và được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, ứng dụng sản xuất gạch không nung sử dụng tro, xỉ Nhà máy nhiệt điện Na Dương” với mong muốn nghiên cứu tận dụng chất thải của nhà máy để sản xuất gạch không chỉ góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường mà còn hạn chế được phần lớn diện tích đất chứa chất thải.
 

Sản xuất thử nghiệm gạch không nung sử dụng tro, xỉ Nhà máy nhiệt điện Na Dương.

Thạc sỹ Nguyễn Văn Hoan, Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ cho biết: Gạch không nung gồm 2 nguyên liệu chính là xi măng và đá mạt. Mục tiêu của nhiệm vụ là nghiên cứu tạo ra sản phẩm gạch thông thường có chất lượng đạt tiêu chuẩn TCVN 6477:2016 gạch bê tông. Đặc biệt, nguyên liệu đá mạt phải được giảm tối đa, thay vào đó là tro, xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương.

Qua các nghiên cứu cho thấy, thành phần khoáng, hóa, lý của tro, xỉ Nhà máy nhiệt điện Na Dương có các chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép để làm vật liệu xây dựng. Nguyên nhân là  tro, xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương chứa hàm lượng lớn CaO tự do và CaSO4 khan. Nếu không qua xử lý các thành phần này sẽ thể hiện khả năng kết dính và gây nở, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Khắc phục những nhược điểm trên, nhóm nghiên cứu đã ủ ẩm tro bay, xỉ đáy của nhà máy. Sau khi ủ ẩm, tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương có thể sử dụng làm gạch. Sau 25 lần thử nghiệm kết quả cho thấy có thể sử dụng hỗn hợp tro bay, xỉ đáy để sản xuất gạch bê tông đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn TCVN 6477:2016 với tỷ lệ 70% tro bay, xỉ đáy.

Trong năm 2019, qua 4 lần qua sản xuất thử nghiệm 10.000 viên gạch tại nhà máy sản xuất gạch của Công ty TNHH Minh Chí (xã Tú Đoạn, huyên Lộc Bình), về cơ bản các mẫu gạch đều đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu cơ lý trong tiêu chuẩn TCVN 5477:2016. Hạch toán kinh tế cho thấy giá sản phẩm gạch bê tông sử dụng tro, xỉ Nhà máy Nhiệt điện Na Dương có giá thành tương đương hoặc thấp hơn từ 100 đến 300 đồng/viên so với các sản phẩm cùng gạch bê tông cốt liệu. Nghiên cứu cũng cho thấy, nếu sử dụng tro, xỉ Nhà máy Nhiệt điện Na dương với công suất 2 triệu viên/năm thì có thể tái sử dụng 32.000 tấn tro, xỉ/năm. Từ đó, góp phần tiết kiệm tối đa diện tích bãi chứa và chi phí chôn lấp tro, xỉ.

Qua gần 3 năm nghiên cứu, nhóm thực hiện nhiệm vụ đã xây dựng được quy trình xử lý được tro bay, xỉ đáy của Nhà máy nhiệt điện Na Dương thành nguyên liệu sản xuất gạch không nung. Cùng đó, nghiên cứu thành công quy trình sản xuất gạch không nung sử dụng tro, xỉ Nhà máy Nhiệt điện Na Dương. Nhiệm vụ đã được Hội đồng khoa học tỉnh Lạng Sơn nghiệm thu tháng 10/2020.

Ông Phạm Đức Tuyên, Phó Giám đốc Công ty Nhiệt điện Na Dương cho biết: Bãi tập kết tro, xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương có diện tích hơn 2 ha. Nếu không có hướng xử lý thì thời gian tới, diện tích này sẽ tiếp tục tăng lên. Thành công trong nghiên cứu sử dụng tro, xỉ vào làm gạch bê tông không nung sẽ giúp công ty xử lý một lượng đáng kể chất thải. Thời gian tới, nếu có đơn vị, doanh nghiệp sản xuất gạch không nung từ tro, xỉ của nhà máy, chúng tôi sẽ có các chính sách hỗ trợ như vận chuyển nguyên liệu, sử dụng sản phẩm gạch vào các công trình xây dựng của Công ty…

ximang.vn (TH/ Báo Lạng Sơn)

 

Các tin khác:

Tái chế rác thải nhựa thành những viên gạch lát vỉa hè ()

Tận dụng tro xỉ công nghiệp làm VLXD là giải pháp bảo vệ môi trường ()

Xi măng chống thấm từ dầu dừa và tro bay ()

Bỉ: Tận dụng phế liệu xây dựng làm vật liệu xây dựng ()

Tận dụng nguồn khoáng sản vùng biển làm vật liệu xây dựng ()

Xi măng bền vững: Công tắc giúp cắt giảm lượng khí thải carbon toàn cầu ()

Bê tông hộc rỗng thấm nước sẽ là giải pháp để giảm thiểu ngập úng tại đô thị ()

Vicem triển khai Chương trình thử nghiệm xử lý rác thải, bùn thải ()

Quảng Ninh: Bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản ()

Phát triển bền vững xi măng Việt Nam - Quan tâm từ cộng đồng quốc tế ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?