Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Năng suất xanh

Cần có quy định về kiểm soát phát thải VOC các sản phẩm VLXD ở Việt Nam

04/11/2022 10:16:36 AM

Hợp chất hữu cơ bay hơi (Volatile Organic Compound – VOC) phổ biến trong môi trường xây dựng như sơn, keo, chất kết dính, nhựa, vật liệu xây dựng, sàn vinyl,…Hợp chất này đang gây ra nhiều vấn đề tiêu cực tới sức khỏe con người và cần được kiểm soát để giảm thiểu phát thải.


Cần ban hành các tiêu chuẩn về mức/ngưỡng phát thải VOC đối với các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Cũng giống như bất kỳ chất gây ô nhiễm không khí khác, mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người trong ngắn và dài hạn sẽ khác nhau về số lượng và thời gian khi tiếp xúc với VOC. Được biết, các tác động ngắn hạn đáng chú ý nhất của VOC đối với sức khỏe của con người đó là tình trạng nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, chảy máu cam, các vấn đề về hô hấp, dị ứng da… 
Nếu con người tiếp xúc thường xuyên và lâu dài với VOC sẽ gây ra các ảnh hưởng sức khỏe của phơi nhiễm như: tổn thương gan, rối loạn thận, ung thư, giảm trí nhớ, mất thị giác, tổn thương hệ thần kinh trung ương, gây thay đổi hành vi…

Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thường có trong công trình xây dựng như: Formaldehyd - sản phẩm gỗ được sản xuất (OSB, gỗ dán, ván ép) và ván dăm, được sử dụng làm vật liệu xây dựng và trong đồ nội thất (ví dụ: bàn, giá sách, tủ); Butoxyethanol - sơn, sơn phủ bề mặt, vecni; Benezene - sơn, nhiên liệu, sáp đồ nội thất và keo,Styrene - vật liệu cách nhiệt, ống nhựa…

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO Guidelines for Indoor Air Quality: Selected Pollutants) có quy định về nồng độ các chất trong khoảng cho phép đối với Formaldehyde: nồng độ < 0,1 mg/m3; Naphthalene: nồng độ < 0,01 mg/m³; Tetrachloroethylene: nồng độ < 0,25 mg/m3. Còn theo tiêu chuẩn Well (International Well Building Institute) cũng đưa ra các quy định với Formaldehyde: nồng độ < 27 ppb; TVOC: nồng độ 500 μg/m³.

Để giảm thiểu những tác động tiêu cực của VOC, các nước phát triển trên thế giới đã đưa ra những giải pháp nhằm kiểm soát phát thải VOC từ các sản phẩm vật liệu xây dựng. Cách tiếp cận có hệ thống đối với các giải pháp kiểm soát VOC dựa trên 3 bước.

Trước hết muốn giảm thiểu được phát thải VOC tại nguồn thì cần phải lựa chọn, sử dụng các sản phẩm vật liệu xây dựng phát thải VOC thấp trong giai đoạn thiết kế và vận hành công trình như vật liệu gỗ, nội thất, vật liệu lát sàn, vật liệu chất kết dính, trám khe, chống thấm, tấm trần, tấm tường, vật liệu sơn phủ,...

Để thực hiện tốt bước này, các nước tiên tiến trên Thế giới đã đưa ra hệ thống tiêu chuẩn, thử nghiệm, chứng nhận và dán nhãn sản phẩm vật liệu xây dựng phát thải VOC thấp. Điển hình ở một số nước Châu Âu, đã đưa ra các giới hạn hàm lượng VOC trong nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng trong sản xuất vật liệu sàn, như chất xử lý bề mặt được quy định tiêu chuẩn nhỏ hơn 5% w/w, chất kết dính và keo nhỏ hơn 3% w/w, thành phần khác trong xử lý bề mặt, kết dính và keo nhỏ hơn 1% w/w.

Các quốc gia Châu Âu khác có thêm các hệ thống tiêu chuẩn, chứng nhận riêng như: Đan Mạch: Indoor Climate Label; Phần Lan: M1 Classification Scheme; Đức: AgBB, GuT, EMICODE, Blue Angel; Mỹ: chương trình chứng nhận công trình Indoor airPLUS (US EPA) và LEED BD+C (LEED for Building Design & Construction) của Hội đồng Công trình xanh Mỹ (USGBC).

Tương tự, tại Hồng Kông cũng có Quy định mức phát thải VOC đối với 172 sản phẩm hàng hóa, trong đó có 51 sản phẩm sơn, phủ; 35 sản phẩm chất kết dính; 12 sản phẩm chất trám khe. Đồng thời, quy định các doanh nghiệp nước này phải công bố thông tin mức phát thải VOC trên nhãn sản phẩm của họ. Hàn Quốc có Luật kiểm soát chất lượng không khí bên trong công trình - Quy định ngưỡng phát thải VOC cho các sản phẩm sơn, chất kết dính, giấy dán tường, vật liệu lát sàn, gỗ....

Bước thứ hai, bước làm gián đoạn quá trình phát thải VOC từ nguồn phát thải đến nơi tiếp nhận như thiết kế và vận hành các hệ thống thông gió, điều hòa không khí một cách phù hợp để giảm nồng độ VOC phát thải từ các sản phẩm vật liệu xây dựng trong môi trường bên trong công trình.

Bước thứ ba, loại bỏ VOC tại nơi tiếp nhận(môi trường bên trong công trình), sử dụng thiết bị làm sạch không khí, vật liệu hấp phụ để khử VOC và các chất ô nhiễm không khí trong môi trường bên trong công trình như vật liệu carbon hấp phụ VOC.

Tại Việt Nam cũng đã có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (QCVN 16:2019/BXD), trong đó có các yêu cầu kỹ thuật - chỉ tiêu chất lượng cơ, lý: đối với các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông; cốt liệu xây dựng; gạch, đá ốp lát; vật liệu xây; kính xây dựng; và một số vật liệu xây dựng khác như tấm sóng amiăng xi măng, tấm thạch cao, sơn tường, vecni). Tuy nhiên, các yêu cầu kỹ thuật về mức/ngưỡng phát thải các thành phần chất ô nhiễm, bao gồm VOC, đối với các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chưa được quy định.

Theo Bộ TCVN 10736 (ISO 16000) Không khí trong nhà gồm 33 phần, trong đó cũng đưa ra một số phần có liên quan đến phương pháp thử, xác định phát thải VOC từ các sản phẩm xây dựng và đồ nội thất. Bên cạnh đó còn có một số tiêu chuẩn có liên quan đến phương pháp thử, xác định phát thải VOC từ các sản phẩm sơn và vecni, ván gỗ nhân tạo.

Hệ thống chứng nhận công trình xanh ở Việt Nam, ví dụ LOTUS đã đưa ra các tiêu chí liên quan đến vật liệu như: sử dụng vật liệu bền vững, có thể tái chế hoặc tái tạo nhanh; lựa chọn những vật liệu có tại địa phương; vật liệu không nung… Tuy nhiên, cũng chưa có các tiêu chí cụ thể về mức phát thải VOC đối với các sản phẩm vật liệu xây dựng.
 
ximang.vn (TH/ TC Xây dựng)

 

Các tin khác:

Sử dụng bê tông xanh đang trở thành xu hướng trong xây dựng ()

Ngành Xi măng phát triển mô hình xử lý chất thải hướng đến kinh tế tuần hoàn ()

Đề xuất chống ngập lụt đô thị bằng vật liệu xanh ()

Cơ hội và thách thức phát triển thị trường vật liệu xây dựng xanh ở Việt Nam ()

Vicem Hà Tiên tiết kiệm chi phí nhờ tận dụng rác thải làm chất đốt trong sản xuất ()

Tận dụng phế thải sản xuất vật liệu xây dựng ()

Tro xỉ của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp ()

Mỹ: Kế hoạch xây dựng nhà máy thu giữ carbon lớn nhất Thế giới ()

Sản xuất gạch tuynel giảm thiểu nhiên liệu hóa thạch ()

Thanh Hóa: Đồng xử lý rác thải - Xu hướng tất yếu trong sản xuất xi măng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?