» Bước vào năm 2025, ngành Vận tải biển toàn cầu chứng kiến sự đảo chiều rõ rệt sau chuỗi năm tăng trưởng “nóng” và hưởng lợi từ bất ổn địa chính trị. Thay vì những khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ cước phí tăng vọt như năm 2024, các hãng tàu nay đang phải đối mặt với bài toán dư cung - giảm giá - mất đà tăng trưởng, kéo theo một làn sóng điều chỉnh sâu trong toàn chuỗi logistics quốc tế.
Từ thời “vàng son” đến mùa "siết hầu bao"
Sau giai đoạn đỉnh điểm của khủng hoảng Biển Đỏ cuối năm 2023, nhiều tuyến hàng hải phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng, kéo dài hành trình, đội chi phí và đẩy giá cước lên cao ngất ngưởng trong suốt năm 2024. Tuy nhiên, sang quý 1/2025, hiệu ứng “bất ổn sinh lợi” đang dần cạn kiệt.
Dù xung đột tại khu vực Biển Đỏ chưa chấm dứt hoàn toàn, nhưng kỳ vọng về giải pháp hòa bình tại Trung Đông (được cho là có thể do chính quyền Donald Trump hậu thuẫn) đang khiến thị trường phản ứng sớm. Cước vận tải bắt đầu hạ nhiệt, trong khi các hãng tàu lại lúng túng đối phó với làn sóng tàu mới ồ ạt được bàn giao.
- Chỉ số cước container toàn cầu Drewry đã giảm 10% so với đầu năm, xuống còn khoảng 2.800 USD/container 40 feet vào cuối tháng 3/2025.
- Tuyến Thượng Hải - bờ Tây Hoa Kỳ ghi nhận mức giảm gần 40% so với đỉnh điểm đầu năm, chỉ còn khoảng 2.900 USD/container.
- Hãng MSC đã tạm dừng một số tuyến dịch vụ do nhu cầu yếu, trong khi các hãng tàu khác loay hoay tìm cách lấp đầy các chuyến hàng rỗng.
Bên cạnh đó, sự tái cấu trúc liên minh giữa các hãng tàu và dư thừa công suất (205 tàu mới dự kiến đưa vào vận hành năm 2025) đang làm mờ nhạt vai trò định giá của các “ông lớn” vận tải biển. Một khi Biển Đỏ mở cửa trở lại, thị trường có nguy cơ rơi vào tình trạng “siêu dư cung” - một kịch bản ám ảnh tương tự năm 2016.
Tác động đến xuất khẩu xi măng Việt Nam: Cơ hội đi kèm thách thức
Sau giai đoạn đỉnh điểm của khủng hoảng Biển Đỏ cuối năm 2023, nhiều tuyến hàng hải phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng, kéo dài hành trình, đội chi phí và đẩy giá cước lên cao ngất ngưởng trong suốt năm 2024. Tuy nhiên, sang quý 1/2025, hiệu ứng “bất ổn sinh lợi” đang dần cạn kiệt.
Dù xung đột tại khu vực Biển Đỏ chưa chấm dứt hoàn toàn, nhưng kỳ vọng về giải pháp hòa bình tại Trung Đông (được cho là có thể do chính quyền Donald Trump hậu thuẫn) đang khiến thị trường phản ứng sớm. Cước vận tải bắt đầu hạ nhiệt, trong khi các hãng tàu lại lúng túng đối phó với làn sóng tàu mới ồ ạt được bàn giao.
- Chỉ số cước container toàn cầu Drewry đã giảm 10% so với đầu năm, xuống còn khoảng 2.800 USD/container 40 feet vào cuối tháng 3/2025.
- Tuyến Thượng Hải - bờ Tây Hoa Kỳ ghi nhận mức giảm gần 40% so với đỉnh điểm đầu năm, chỉ còn khoảng 2.900 USD/container.
- Hãng MSC đã tạm dừng một số tuyến dịch vụ do nhu cầu yếu, trong khi các hãng tàu khác loay hoay tìm cách lấp đầy các chuyến hàng rỗng.
Bên cạnh đó, sự tái cấu trúc liên minh giữa các hãng tàu và dư thừa công suất (205 tàu mới dự kiến đưa vào vận hành năm 2025) đang làm mờ nhạt vai trò định giá của các “ông lớn” vận tải biển. Một khi Biển Đỏ mở cửa trở lại, thị trường có nguy cơ rơi vào tình trạng “siêu dư cung” - một kịch bản ám ảnh tương tự năm 2016.
Tác động đến xuất khẩu xi măng Việt Nam: Cơ hội đi kèm thách thức

Ngành Xi măng Việt Nam vốn phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu đường biển (chiếm hơn 90% sản lượng xuất khẩu), sẽ chịu ảnh hưởng kép từ biến động giá cước và năng lực vận chuyển quốc tế.
Tín hiệu tích cực:
- Giá cước hạ nhiệt trong quý I/2025 giúp giảm áp lực chi phí logistics, đặc biệt là các thị trường xa như châu Phi, châu Mỹ Latinh và Nam Á - những nơi xi măng Việt Nam đang mở rộng hiện diện.
- Nguồn cung tàu dồi dào tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc đàm phán hợp đồng dài hạn với các hãng tàu, thay vì bị động chạy theo thị trường spot như giai đoạn khủng hoảng.
Những thách thức không nhỏ:
- Biến động cước chưa ổn định: Các doanh nghiệp vẫn phải đối diện với rủi ro “cước tăng đột biến” nếu tình hình Biển Đỏ hoặc các vùng vận tải trọng yếu trở nên căng thẳng.
- Sự cạnh tranh của các quốc gia xuất khẩu xi măng khác (như Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Trung Quốc) sẽ gia tăng, khi chi phí logistics được tối ưu, khiến áp lực về giá xuất khẩu ngày càng khốc liệt hơn.
- Tình trạng khan hiếm container rỗng tại cảng nội địa vẫn diễn ra cục bộ, gây chậm trễ lịch trình giao hàng, đặc biệt là tại các cảng nhỏ hoặc tuyến vận chuyển ngắn.
Quý I/2025 đánh dấu một bước chuyển mình của ngành Vận tải biển, từ thời “ăn nên làm ra” nhờ khủng hoảng sang giai đoạn tái định hình trong sự phức tạp. Đối với ngành Xi măng Việt Nam, đây vừa là giai đoạn "giảm áp lực chi phí", vừa là lúc cần chủ động hơn trong chiến lược logistics và tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Câu chuyện cước tàu không còn là “biến số khó đoán” nữa mà đã trở thành một “cấu phần chiến lược” trong năng lực cạnh tranh của từng tấn xi măng xuất khẩu.
Xuân Tâm, CIDC