Theo tính toán, vật liệu xây dựng xanh dùng để làm các tòa nhà cao tầng có thể giảm được chi phí từ 7-15% so với vật liệu thông thường. Đồng thời trong quá trình vận chuyển, xây dựng, khai thác và phá dỡ, ít ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Chưa phổ biến
Hiện tại ở Đồng Nai có hàng trăm cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, song đa phần vẫn chỉ bán các loại vật liệu xây dựng thông thường là: gạch nung, xi măng, cát, đá, tấm bê tông, tôn... Dòng vật liệu xanh như: gạch không nung, tường thạch cao, cửa nhôm kính thân thiện với môi trường rất ít đại lý bán, khách hàng có nhu cầu phải đặt hàng trước mới có.
![]()
Một công trình nhà xưởng được xây dựng bằng gạch không nung, ước giảm gần 20% chi phí so với gạch thông thường.
Chủ cửa hàng vật liệu xây dựng Bảo Tín thuộc phường Thống Nhất (TP.Biên Hòa) cho hay: “Gạch không nung rất ít công trình sử dụng, vì thế cửa hàng không lấy hàng về trưng bày. Cửa hàng chỉ nhập sản phẩm này về khi khách hàng đặt cọc trước”. Chị Nguyễn Thị Kim Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Tràng An Phát ở KP.3, phường Trảng Dài (TP.Biên Hòa), nói: “Công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng xanh là tấm trần, tường thạch cao. Nhưng khách hàng chỉ mua số lượng ít dùng trang trí trần nhà”.
Với tỷ lệ dùng gần 40% gạch không nung cho các công trình trong cả nước, hàng năm Việt Nam sẽ tận dụng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp, gồm: tro, xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao... để sản xuất; tiết kiệm được khoảng 1 ngàn hécta đất nông nghiệp sử dụng làm nguyên liệu gạch nung và hàng trăm hécta diện tích đất chứa phế thải.
Dù dòng vật liệu xanh đã được Sở Xây dựng Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh và nhiều kiến trúc sư lên tiếng ủng hộ, đánh giá cao về chất lượng, độ bền, nhưng nhiều chủ đầu tư các tòa nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh vẫn tỏ ra ngại ngần, chưa sử dụng nhiều. “Công ty đang xây dựng nhiều chung cư cao tầng tại huyện Nhơn Trạch, song vẫn sử dụng dòng vật liệu truyền thống. Dòng vật liệu xanh công ty có tìm hiểu qua nhưng không dùng, vì hầu hết khách hàng lo ngại sẽ không đảm bảo độ bền lâu dài” - ông Phan Văn Quang, Phó giám đốc Công ty TNHH một thành viên phát triển đô thị và khu công nghiệp IDICO (huyện Nhơn Trạch), chia sẻ.
Thân thiện với môi trường
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 567/2010/QĐ-TTg ngày 28-4-2010 về chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2015 các tỉnh, thành phải sản xuất, sử dụng vật liệu không nung thay gạch đất sét nung khoảng 20-25% và 30-40% vào năm 2020 để giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm chi phí phế thải của các ngành công nghiệp. Với quyết định trên, vào năm 2015, vùng Đông Nam bộ sẽ sử dụng khoảng 1,2-1,5 tỷ viên gạch không nung và tăng lên 2,5-3,1 tỷ viên vào năm 2020.
“Bê tông đúc sẵn giúp cho các công trình thi công nhanh, ít chất thải, tiếng ồn trong quá trình thi công và có thể tái sử dụng, dễ di chuyển và có tuổi thọ cao. Ngoài ra, bê tông đúc sẵn có ưu thế không phát ra chất độc hại vào đất, nước, không khí theo thời gian” - PGS. TS Nguyễn Văn Chánh, Khoa kỹ thuật xây dựng thuộc Trường đại học bách khoa TP. Hồ Chí Minh, cho biết.
Ông Đàm Minh Thông, cán bộ phụ trách kinh doanh Công ty CP Vương Đạt ở ấp Ông Hường, xã Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu), cho hay: “Với các công trình xây dựng nhỏ, sử dụng gạch không nung giá khoảng 1,3 triệu đồng/m2, đắt gấp đôi gạch nung. Song về lâu dài, rất có lợi vì mát, giảm được tiếng ồn và có thể tái sử dụng. Còn với công trình cao tầng, giảm 7-15% chi phí vì kết cấu nhẹ, bớt được vật liệu làm móng và chi phí vận chuyển”. Điều quan trọng nữa là loại gạch không nung giảm gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
Ngoài gạch không nung, trên thị trường đang xuất hiện các loại vật liệu xây dựng khác thân thiện với môi trường như bê tông đúc sẵn có thể sử dụng làm móng, sàn nhà, cầu thang, cầu, cống, tường bao... Loại vật liệu trên có ưu thế tháo rời, di chuyển hoặc thay đổi hình dạng trong xây dựng tu sửa, mở rộng và xây mới.
Theo Sở Xây dựng Đồng Nai, hiện nay có một dự án xây dựng nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh dùng vật liệu xanh, như: gạch không nung, tấm thạch cao, bê tông đúc sẵn. Tỉnh đang khuyến khích các doanh nghiệp dùng vật liệu xanh để xây dựng các công trình, góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn.
Hiện tại ở Đồng Nai có hàng trăm cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, song đa phần vẫn chỉ bán các loại vật liệu xây dựng thông thường là: gạch nung, xi măng, cát, đá, tấm bê tông, tôn... Dòng vật liệu xanh như: gạch không nung, tường thạch cao, cửa nhôm kính thân thiện với môi trường rất ít đại lý bán, khách hàng có nhu cầu phải đặt hàng trước mới có.

Một công trình nhà xưởng được xây dựng bằng gạch không nung, ước giảm gần 20% chi phí so với gạch thông thường.
Chủ cửa hàng vật liệu xây dựng Bảo Tín thuộc phường Thống Nhất (TP.Biên Hòa) cho hay: “Gạch không nung rất ít công trình sử dụng, vì thế cửa hàng không lấy hàng về trưng bày. Cửa hàng chỉ nhập sản phẩm này về khi khách hàng đặt cọc trước”. Chị Nguyễn Thị Kim Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Tràng An Phát ở KP.3, phường Trảng Dài (TP.Biên Hòa), nói: “Công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng xanh là tấm trần, tường thạch cao. Nhưng khách hàng chỉ mua số lượng ít dùng trang trí trần nhà”.
Với tỷ lệ dùng gần 40% gạch không nung cho các công trình trong cả nước, hàng năm Việt Nam sẽ tận dụng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp, gồm: tro, xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao... để sản xuất; tiết kiệm được khoảng 1 ngàn hécta đất nông nghiệp sử dụng làm nguyên liệu gạch nung và hàng trăm hécta diện tích đất chứa phế thải.
Dù dòng vật liệu xanh đã được Sở Xây dựng Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh và nhiều kiến trúc sư lên tiếng ủng hộ, đánh giá cao về chất lượng, độ bền, nhưng nhiều chủ đầu tư các tòa nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh vẫn tỏ ra ngại ngần, chưa sử dụng nhiều. “Công ty đang xây dựng nhiều chung cư cao tầng tại huyện Nhơn Trạch, song vẫn sử dụng dòng vật liệu truyền thống. Dòng vật liệu xanh công ty có tìm hiểu qua nhưng không dùng, vì hầu hết khách hàng lo ngại sẽ không đảm bảo độ bền lâu dài” - ông Phan Văn Quang, Phó giám đốc Công ty TNHH một thành viên phát triển đô thị và khu công nghiệp IDICO (huyện Nhơn Trạch), chia sẻ.
Thân thiện với môi trường
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 567/2010/QĐ-TTg ngày 28-4-2010 về chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2015 các tỉnh, thành phải sản xuất, sử dụng vật liệu không nung thay gạch đất sét nung khoảng 20-25% và 30-40% vào năm 2020 để giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm chi phí phế thải của các ngành công nghiệp. Với quyết định trên, vào năm 2015, vùng Đông Nam bộ sẽ sử dụng khoảng 1,2-1,5 tỷ viên gạch không nung và tăng lên 2,5-3,1 tỷ viên vào năm 2020.
“Bê tông đúc sẵn giúp cho các công trình thi công nhanh, ít chất thải, tiếng ồn trong quá trình thi công và có thể tái sử dụng, dễ di chuyển và có tuổi thọ cao. Ngoài ra, bê tông đúc sẵn có ưu thế không phát ra chất độc hại vào đất, nước, không khí theo thời gian” - PGS. TS Nguyễn Văn Chánh, Khoa kỹ thuật xây dựng thuộc Trường đại học bách khoa TP. Hồ Chí Minh, cho biết.
Ông Đàm Minh Thông, cán bộ phụ trách kinh doanh Công ty CP Vương Đạt ở ấp Ông Hường, xã Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu), cho hay: “Với các công trình xây dựng nhỏ, sử dụng gạch không nung giá khoảng 1,3 triệu đồng/m2, đắt gấp đôi gạch nung. Song về lâu dài, rất có lợi vì mát, giảm được tiếng ồn và có thể tái sử dụng. Còn với công trình cao tầng, giảm 7-15% chi phí vì kết cấu nhẹ, bớt được vật liệu làm móng và chi phí vận chuyển”. Điều quan trọng nữa là loại gạch không nung giảm gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
Ngoài gạch không nung, trên thị trường đang xuất hiện các loại vật liệu xây dựng khác thân thiện với môi trường như bê tông đúc sẵn có thể sử dụng làm móng, sàn nhà, cầu thang, cầu, cống, tường bao... Loại vật liệu trên có ưu thế tháo rời, di chuyển hoặc thay đổi hình dạng trong xây dựng tu sửa, mở rộng và xây mới.
Theo Sở Xây dựng Đồng Nai, hiện nay có một dự án xây dựng nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh dùng vật liệu xanh, như: gạch không nung, tấm thạch cao, bê tông đúc sẵn. Tỉnh đang khuyến khích các doanh nghiệp dùng vật liệu xanh để xây dựng các công trình, góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn.
SJ (TH/ Báo Đồng Nai)