Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Thép Hòa Phát nỗ lực để dẫn đầu

24/12/2013 4:32:15 PM

Thời gian gần đây Thép Hòa Phát luôn dẫn đầu thị trường phần lớn nhờ vào việc lắp đặt hệ thống thiết bị tận dụng nguồn điện nhiệt dư trong quá trình thu hồi khí thải từ việc sản xuất than cốc (coke) vào phát điện, từ đó đáp ứng 40% lượng điện tiêu thụ toàn Khu liên hợp (KLH) Hòa Phát.


Không ngại khó khăn, Hòa Phát đang nỗ lực để tiếp tục dẫn đầu thị trường.

Đi sau nhưng tiến trước


Công nghệ luyện cốc hiện nay ở Việt Nam có 2 dạng: luyện coke thu hồi sản phẩm phụ là dầu coke, benzen…. Tuy nhiên, công nghệ này có nhược điểm là đem lại năng suất thấp, thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường. Chính vì lý do lợi bất cập hại đó mà khi Tập đoàn Hòa Phát chuẩn bị đầu tư KLH Hòa Phát tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã quyết định đầu tư cho Công ty cổ phần năng lượng Hòa Phát lắp đặt dầy chuyền hiện đại, đồng bộ để sản xuất than coke sạch dựa trên công nghệ thu hồi nhiệt sẽ đốt triệt tiêu toàn bộ sản phẩm phụ. Phần nhiệt thu hồi trong quá trình sản xuất than coke để phục vụ cho dây chuyền phát điện nhiệt dư khi cho ra đời sản phẩm điện thương mại. Hơn nữa, sản xuất than coke bằng công nghệ thu hồi nhiệt này sẽ không gây ô nhiễm môi trường, thậm chí còn giảm giá thành sản phẩm, cùng với giúp tiết kiệm đáng kể chi phí việc phải nhập khẩu than mỡ.

Đầu tư đúng hướng

Nắm bắt được lợi ích đó, cùng với việc xây dựng nhà máy sản xuất than coke- một trong những nguyên nhiên liệu đầu vào không thể thiếu cho lò cao để sản xuất ra thép- trong quá trình xây dựng KLH gang thép Hòa Phát lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát đã quyết định đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng xây dựng thêm nhà máy điện nhiệt dư 37 MW chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 đầu tư dây chuyền sản xuất than coke 350.000 tấn/năm và dây chuyền phát điện nhiệt dư 15MW. Giai đoạn 2 cũng được đầu tư dây chuyền sản xuất than coke 350.000 tấn/năm với dây chuyền phát điện nhiệt dư 22MW.

Giai đoạn 1 của nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định từ cuối năm 2009, từ đó, trung bình mỗi năm Công ty cổ phần Năng lượng Hòa Phát đã cung cấp khoảng 110 triệu KWh điện cho KLH sản xuất gang thép Hòa Phát. Hiện nay giai đoạn 2 của nhà máy đã đi vào sản xuất được 50% công suất thiết kế, dự kiến quý 1/2014 toàn bộ dây chuyền sản xuất than coke và điện nhiệt dư sẽ hoạt động ổn định, đạt 100% công suất thiết kế.

Tuy nhiên, với tổng vốn đầu tư 2 giai đoạn nhà máy điện nhiệt dư 37MW mất khoảng 1.000 tỷ đồng, đây là con số không hề nhỏ so với một đơn vị sản xuất thép có được thêm nguồn tài chính để đầu tư như Hòa Phát, nhưng tính về lợi ích lâu dài thì lượng điện năng sản xuất của Công ty cổ phần Năng lượng Hòa Phát đã phục vụ ổn định cho cả nhà máy sản xuất than coke và nhiệt điện, cũng như đáp ứng được 40% tổng lượng điện sử dụng của KLH gang thép Hòa Phát, đó là lợi thế không nhỏ trong việc duy trì sản xuất ổn định cũng như sự cạnh tranh về giá thép thành phẩm của Tập đoàn Hòa Phát với các đối thủ trong và ngoài nước.

Giảm 50% chi phí đầu tư điện nhiệt dư

Việc xây dựng nhà máy điện nhiệt dư giảm thiểu được nhiều về tài chính, đơn cử từ việc toàn bộ công đoạn nghiền than và chuẩn bị than, cùng với chi phí xây dựng... Một ví dụ cho thấy, nếu đầu tư xây dựng một nhà máy nhiệt điện bình thường thì, trung bình 1 MW phải có suất đầu tư khoảng 1,5 triệu USD. Nhưng đối với nhà máy điện nhiệt dư chỉ cần đầu khoảng 700.000 USD/MW, đương nhiên giảm được 50% chi phí, đây chính là lợi thế “kép” từ việc biết tận dụng lợi thế trong sản xuất.

Từ những việc làm thực tế đó, Hòa Phát đầu tư hệ thống điện nói trên không những có ý nghĩa về mặt kinh tế cho mỗi đơn vị mà còn giảm áp lực thiếu điện cho cả ngành điện và toàn xã hội. Nếu trong mùa thiếu điện, mỗi doanh nghiệp giảm lượng điện mua từ  lưới điện quốc gia 1 triệu kWh điện/tháng sẽ có thêm hàng chục ngàn hộ gia đình không bị cắt điện.

Theo Báo Công thương (QT)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?