Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Năm 2014: Xi măng tiếp tục gặp khó

07/02/2014 11:33:49 AM

Khủng hoảng kinh tế, đầu tư công bị cắt giảm, xi măng càng thiếu đầu ra, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất... là những khó khăn mà ngành xi măng sẽ tiếp tục phải đối mặt trong năm 2014.

Việt Nam hiện có 48 doanh nghiệp xi măng với tổng công suất thiết kế 68,5 triệu tấn, chưa kể năm nhà máy chuẩn bị đi vào hoạt động. Ngay cả trong thời kỳ kinh tế chưa khó khăn, cung đã vượt cầu. Còn trong những năm khủng hoảng, đầu tư công bị cắt giảm, xi măng càng thiếu đầu ra. Năm 2012, theo Tổng công ty Công nghiệp xi măng, toàn ngành tiêu thụ được 53,6 triệu tấn bao gồm xuất khẩu. Các nhà máy không chạy hết công suất là chuyện tất yếu phải xảy ra.

Khó khăn không chỉ ở đầu ra, mà còn ở vốn vay. Đầu tư xây dựng nhà máy xi măng rất tốn kém. Một số nhà máy xi măng vay vốn nước ngoài với sự bảo lãnh của Bộ Tài chính (Xi măng Cẩm Phả của Vinaconex là một ví dụ điển hình), tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn vay này cũng mang lại không ít rủi ro cho DN và Xi măng Cẩm Phả đã hai lần gặp khó vì vay ngoại tệ bởi tỉ giá ngoại tệ không ổn định. Với lần điều chỉnh tỷ giá 9% vào tháng 2-2011, và tám lần trong vòng bốn năm trước thời điểm ấy, tỷ giá đã góp phần “đo ván” các nhà máy xi măng.  

 
Xi măng Cẩm Phả đã hai lần gặp khó do điều chỉnh tỉ giá ngoại tệ

Hiện tại các nhà máy xi măng đã cơ cấu lại nợ, chuyển từ vay ngoại tệ sang vay tiền đồng và tìm cách trả nợ ngoại tệ sớm, đồng thời lãi suất vay tiền đồng giảm xuống. Gánh nợ giảm bớt, nhưng nó chưa thể rời khỏi lưng. Một số chủ đầu tư nhà máy xi măng đã cắt lỗ bằng cách bán toàn bộ công ty, khổ nỗi không phải cứ rao bán là có người mua. Mua nhà máy xi măng là mua cục nợ. Trong trường hợp đầu ra cho sản phẩm không đảm bảo, lợi nhuận biên không cải thiện, lấy gì trả nợ dần?

Khi tiêu thụ nội địa thấp, các nhà máy xi măng đã tích cực xuất khẩu, chấp nhận giá xuất của Việt Nam thấp hơn giá bình quân thế giới 8-10 đô la Mỹ/tấn. Nhờ đó lượng xi măng tồn kho giảm và thị trường xi măng bắt đầu có chuyển biến tích cực.

Hi vọng cho ngành Xi măng đang trông chờ vào nguồn vốn ngân sách, nhất là trái phiếu chính phủ, sẽ được giải ngân cho một số công trình hạ tầng trọng điểm có thể sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước. Hơn nữa, các doanh nghiệp đang nỗ lực xuất khẩu xi măng với tốc độ gia tăng tính bằng lần trong năm ngoái và năm nay.

ximang.vn * (Nguồn: TBKTSG)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?