Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Góc khuất doanh nghiệp FDI

17/10/2013 11:14:25 AM

Các cơ quan chức năng đang phải đau đầu đối phó với những sai phạm tại không ít doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian gần đây.



Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, theo thống kê của các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) cấp tỉnh, đến hết 31/5/2013 có 518 doanh nghiệp FDI bỏ lại tài sản và toàn bộ các nghĩa vụ tài chính với tổng số vốn hơn 903 triệu USD để về nước mà không có bất kỳ một thông báo nào.


Vắng chủ đành… thôi

Các doanh nghiệp FDI vắng chủ thường có quy mô vốn đầu tư nhỏ, dưới 500.000 USD, phần lớn đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc và hiện diện ở tất cả các lĩnh vực, từ thương mại, dịch vụ, bất động sản, xây dựng, phầm mềm, nhà hàng hay trong sản xuất.

Tuy nhiên, khi xử lý thực tế doanh nghiệp FDI vắng chủ, cơ quan chức năng lại đang rất lúng túng do không có quy định rõ ràng và đầy đủ. Theo nhận xét của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đó là bởi pháp luật hiện hành chưa có quy định về thu hồi giấy chứng nhận đầu tư với doanh nghiệp FDI vắng chủ.

Điều 65 Luật Đầu tư chỉ quy định việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư với dự án chậm tiến độ hoặc không thực hiện. Do vậy cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng không có căn cứ pháp lý để thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Không thu hồi được giấy chứng nhận đầu tư đã đành, mà việc giải thể, thanh lý doanh nghiệp cũng không làm được. Theo khoản 2 Điều 157 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và các nghĩa vụ khác. Như vậy khi doanh nghiệp FDI vắng chủ có nghĩa là doanh nghiệp đã triển khai hoạt động, đã phát sinh các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác nên không đáp ứng điều kiện để thực hiện giải thể.

Cũng theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tự thực hiện việc thanh lý, giải thể. Vì thế cơ quan quản lý địa phương cũng không có cách gì để thanh lý dự án, giải thể với những trường hợp chủ doanh nghiệp FDI bỏ về nước.

Thêm nữa, việc giải quyết tranh chấp với người lao động và các khoản công nợ khác gặp đầy rẫy khó khăn tại cơ quan trọng tài hoặc tòa án. Nguyên do là các cơ quan pháp luật này chỉ giải quyết tranh chấp khi có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa doanh nghiệp và chủ nợ về giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Nhưng ở đây, người đã biệt dạng nên không thể giải quyết được tại cơ quan trọng tài.

Người lao động cũng không thể nộp đơn khởi kiện tại tòa án vì không xác định được địa chỉ của bị đơn. Đáng nói là tòa cũng bó tay không thể lập được tổ quản lý, thanh lý tài sản khi Điều 9 Luật Phá sản yêu cầu thành phần tổ quản lý, thanh lý tài sản phải có đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. Đó là chưa kể không ít trường hợp tòa án quyết định không thụ lý hồ sơ bởi không có báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm toán hợp lệ.

Lỗ hổng pháp lý

Việc nhiều quy định nhưng chồng chéo và đá nhau còn khiến cơ quan quản lý không thu hồi được giấy chứng nhận đầu tư, con dấu hay khó xác định thời gian tối đa doanh nghiệp được tạm ngừng hoạt động. Cụ thể, khoản 2 Điều 64 Luật Đầu tư quy định, dự án có vốn FDI chỉ được tạm dừng không quá 12 tháng, trong khi khoản 3 Điều 57 Nghị định 43/2010/NĐ-CP thì lại cho thời gian tạm ngừng kinh doanh tối đa là 2 năm liên tục.

GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài nhận xét, theo công bố, số vốn thực hiện của trên 500 doanh nghiệp vắng chủ này là khoảng trên 900 triệu USD, chiếm 1% số vốn FDI thực hiện từ 1987 đến nay. Con số này là không nhỏ. Cần công bố cả con số công nhân bị ảnh hưởng, số thuế thất thu và những hệ lụy đi kèm. Bởi nếu không đánh giá đúng tầm quan trọng của những con số này để xử lý quyết liệt thì sẽ là khiếm khuyết của cơ quan quản lý nhà nước. Sự thiếu hụt về mặt pháp luật cũng được GS Mại nhắc tới: “Trước đây chúng ta có luật để xử lý vấn đề này nhưng sau lại bỏ. Vì vậy cần khôi phục lại và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, bởi vấn đề này sẽ còn tiếp diễn”.

Lỗ vượt vốn chủ sở hữu

Thanh tra Chính phủ khi tiến hành thanh tra thu ngân sách tại các khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất đã xem xét báo cáo của Cục thuế Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và nhận thấy, vào thời điểm 31/12/2011, có 125 doanh nghiệp chế xuất hạch toán lỗ 3 năm 2009-2011.

Những cái tên được nhắc tới với số lỗ cao là Sumitomo Bakelite Việt Nam có số lỗ lũy kế 3 năm hơn 777 tỷ đồng, Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam lỗ 3 năm hơn 300 tỷ đồng, Công ty TNHH sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia lỗ lũy kế 3 năm là hơn 430 tỷ đồng, Công ty TNHH Fujitsu Việt Nam lỗ lũy kế 2 năm là hơn 292 tỷ đồng, Công ty TNHH Kureha Việt Nam lỗ lũy kế 3 năm là 264 tỷ đồng, Công ty TNHH Olympus Việt Nam lỗ lũy kế 2 năm là 256 tỷ đồng. Theo Thanh tra Chính phủ, có tới 57% doanh nghiệp chế xuất không phát sinh doanh thu hoặc hạch toán lỗ, không có lãi, nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ kéo dài liên tục nhiều năm trong khi tốc độ tăng doanh thu hàng năm vẫn cao, hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục được mở rộng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp lỗ đã vượt qua vốn chủ sở hữu.

Một nguyên nhân được nhắc tới là chuyển giá trong giao dịch liên kết. Cụ thể là chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua việc nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị với giá cao và xuất khẩu sản phẩm với giá thấp để tạo ra thua lỗ, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Tình trạng này không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn tạo nên sự mất công bằng trong cạnh tranh, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và nhiều hệ quả khác. Dẫu vậy, do không xác minh được thông tin đầu ra của doanh nghiệp FDI nên cơ quan thuế không có đủ cơ sở xem xét, xử lý.

Lấy ví dụ cụ thể là Công ty TNHH Freetrend Industrial, một doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài tại TP.HCM. Theo đó, cơ quan hải quan căn cứ vào quy định hiện hành xác định hàng hóa của Freetrend Industrial không thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu hoặc miễn thuế xuất nhập khẩu nên không phải thực hiện việc khai thuế, kiểm tra tính thuế, tính giá trị hải quan. Tuy nhiên, cơ quan thuế không kết nối dữ liệu với hải quan nên đã không thể so sánh, đối chiếu để xác định giá tính thuế. Đáng nói là hợp đồng của Freetrend Industrial với đối tác Long Dean Company khai báo là gia công, có trị giá hàng hóa khi xuất khẩu khỏi Việt Nam theo giá FOB là gần 732 triệu USD.

Tuy nhiên, phần giá trị gia công mà công ty viết trên các hóa đơn bán hàng chỉ gần 190 triệu USD và giá trị của nguyên phụ liệu gia công của chủ hàng khi nhập khẩu cũng được khai có khoảng 207 triệu USD. Nghĩa là chênh lệch khoản tiền lên tới 335 triệu USD nhưng cơ quan thuế không có cách nào để tính thuế thu nhập với doanh nghiệp. Freetrend Industrial cũng là doanh nghiệp có số lỗ 2 năm liên tiếp là 222,59 tỷ đồng. Không phủ nhận các doanh nghiệp FDI đang là một động lực còn đóng góp tích cực cho nền kinh tế. Nhưng không vì thế chúng ta xem nhẹ việc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý chặt dòng vốn đầu tư này.

Theo Doanh nhân

 

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?