Gần đây, việc chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần diễn ra khá phổ biến, điều
này thường chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời, có
đủ khả năng khôi phục lại hoạt động nếu có nguồn vốn hỗ trợ. Đơn cử như
trường hợp Xi măng Hà Tiên (HT1) khi chủ nợ của là Tổng Công ty Vicem.
Hà Tiên là thương hiệu xi măng hàng đầu tại thị trường miền Nam. Hoạt động kinh doanh lại liên tục tăng trưởng ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn, với tỉ suất lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA)/doanh thu thuần cao và dòng tiền hoạt động mạnh.
Thế nhưng, điểm yếu của Xi măng Hà Tiên là tỉ lệ đòn bẩy tài chính cao và lỗ biến động tỉ giá (cũng do vay nợ) khiến lợi nhuận thu về cho cổ đông không còn bao nhiêu sau khi thanh toán cho các chủ nợ. Việc điều chỉnh cơ cấu vốn giúp hiệu quả hoạt động của Hà Tiên được cải thiện đáng kể.
Trên thực tế, không có nhiều trường hợp thuận lợi như Xi măng Hà Tiên. Đa phần các doanh nghiệp cơ cấu nợ thành vốn chỉ mới là bước khởi đầu để giảm áp lực trả nợ và chi phí lãi vay. Để doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại, các chủ nợ đều phải bơm thêm vốn.
Quỳnh Trang (TH/ NCĐT)