Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Diễn đàn Xây dựng

Thông tư 44/2013/TTLT-BTC-BKHCN làm khó doanh nghiệp thép

19/04/2014 2:19:45 PM

Thông tư 44/2013/ TTLT-BTC-BKHCN về quản lý chất lượng thép trong nước và thép nhập khẩu sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6/2014.Đa số các doanh nghiệp (DN) đều cho rằng nếu thực hiện theo thông tư này sẽ gây nhiều cản trở khó khăn cho hoạt động, phát triển.

 

Ông Nguyễn Văn Sơn  -  Công ty CP Thép 190:

Thông tư quy định thép nhập khẩu phải được đánh giá chất lượng bởi một tổ chức do Bộ Công thương chỉ định (đến nay vẫn chưa đưa ra được danh sách các tổ chức thử nghiệm, tổ chức giám định và tổ chức chứng nhận đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn). Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng này được thực hiện tại nguồn (tại nước xuất khẩu). Chi phí cho việc đoàn kiểm tra của Bộ làm việc tại nước xuất khẩu thép do tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép chi trả... Điều này rõ ràng làm phát sinh chi phí cho DN. Thực tế để có một đơn hàng rất nhiều các chủng loại với số lượng đơn lẻ. Chúng tôi phải thực hiện nhập khẩu thép từ nhiều nước khác nhau Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, một số nước từ khối EU... Vậy chúng tôi sẽ bỏ ra bao nhiêu chi phí cho các đoàn công tác này?

Để tránh thất thoát và bảo hộ thép trong nước, Nhà nước nên tiến hành thu thuế ngay tại hải quan (thu thuế đầu nhập khẩu). Khi về DN sản xuất được thì sẽ hoàn trả lại. Cụ thể, các mặt hàng thép có Bo, Cr như thép cuộn xây dựng sắt phi 6,8,10 tròn trơn Nhà nước cứ thu thuế NK. Nếu DN nào nhập về sản xuất trực tiếp thì DN đó được hoàn thuế đầu ra.

Ông Đào Trọng Khôi - TGĐ Công ty CP Sản xuất và Kinh doanh kim khí tại Hải Phòng:

Theo thông tư trong trường hợp chưa có kết quả thử nghiệm của tổ chức nước ngoài được thừa nhận hoặc được Bộ Công thương chỉ định thì tổ chức giám định hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiên kiểm tra hồ sơ đăng ký của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép, lấy mẫu của lô hàng để thử nghiệm theo tiêu chuẩn công bố. Đối với một số loại thép như thép cuộn, tấm dầy, thép hình... tổ chức cá nhân phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán với nhà sản xuất về việc có một phần thép dư  để lấy mẫu thử nghiệm. Quy định này theo tôi là gây khó khăn cho DN rất nhiều: Vì việc lấy mẫu có thể dễ dàng hơn đối với các lô hàng tiêu chuẩn loại 1 (có cùng quy cách tiêu chuẩn, mẫu mã). Tuy nhiên với lô hàng có nhiều quy cách không đồng nhất thì việc lấy mẫu sẽ như thế nào? Vì Bộ không quy định rõ là lấy mẫu như thế nào.

Hơn nữa, theo thông tư “sau khi kiểm tra nếu kết quả thử nghiệm không phù hợp, tổ chức giám định hoặc tổ chức chứng nhận cấp thông báo lô hàng không phù hợp tiêu chuẩn”. Vậy đối với những lô hàng không đạt tiêu chuẩn thì hướng xử lý như thế nào?

Ông Nguyễn Đăng Quang  - PGĐ Công ty CP Thép miền Bắc:

Thử hỏi khi DN thực hiện nhập khẩu một lô hàng gồm nhiều chi tiết nhỏ, nhiều chủng loại thép phức tạp, khác nhau thực hiện cho một công trình, một dự án thì lô hàng đó sẽ phải nằm lưu kho bãi cảng bao nhiêu lâu mới có thể thông quan để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đáp ứng thời gian tiến độ, yêu cầu của dự án, lấy đâu ra nguồn tiền để trả cho lưu kho bãi cảng? tiền lương của công nhân và trả lãi ngân hàng. Việc quy định chi phí lấy mẫu thử nghiệm, chi phí thử nghiệm và chi phí khi cấp giấy chứng nhận đánh giá sự phù hợp là bao nhiêu cũng chưa có hướng dẫn và quy định cụ thể ? Bên cạnh đó, khi việc áp dụng lấy mẫu để nghiên cứu có bãi bỏ các quy định khác khi hải quan thực hiện việc kiểm tra, kiểm hóa khác không?

Rõ ràng, việc Nhà nước quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu là việc làm đúng đắn vì mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ nền sản xuất trong nước đối với các DN làm ăn chân chính, tránh việc lợi dụng để gian lận thương mại nhằm trốn tránh thuế gây thất thu cho ngân sách. Tuy nhiên, để thông tư 44 đi vào thực tế, cơ quan chức năng cần một số điều chỉnh cho phù hợp, đồng thời nhanh chóng có hướng dẫn cụ thể... để DN đồng thuận, tạo điều kiện cho các DN sản xuất và kinh doanh. Tránh để tình trạng khi thông tư được áp dụng, lại thêm nhiều DN, cơ sở sản xuất kinh doanh bị phá sản hoặc dừng hoạt động.
 

Quỳnh Trang (TH/ DĐDN)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?