Đây là một trong những nội dung của Dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi nhận
được nhiều ý kiến khác nhau về những quy định cụ thể về công tác quản lý
vật liệu xây dựng (VLXD) - một yếu tố chiếm tỉ trọng đến 80% trong các công
trình xây dựng.
Theo TS Phạm Sĩ Liêm – Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng Dự thảo Luật Xây dựng cần đưa ra những quy định để có thể quản lý chặt chẽ được “thị trường xây dựng”.
Cụ thể luật cần đưa ra những quy định giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ được quá trình đấu thầu, quy rõ được trách nhiệm của thầu chính, thầu phụ; quản lý được quá trình ký kết hợp đồng, quản lý được quá trình định giá cả công trình xây dựng…Tiến sĩ Liêm cho rằng những yếu kém trong quản lý các vấn đề nêu trên chính là nguyên nhân khiến xây dựng trong thời gian qua phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.
Với ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng cần thiết kế các quy định liên quan đến vật liệu xây dựng thành một chương riêng với hệ thống các điều khoản cụ thể, chặt chẽ.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực VLXD đều khẳng định tầm quan trọng của VLXD trong một công trình, với tỉ trọng chiếm từ 60 – 80% trong bất kỳ một công trình xây dựng nào, các nội dung liên quan đến VLXD xứng đáng được dành một chương trong Luật Xây dựng.
![]()
Tuy nhiên, với các nội dung liên quan đến chất lượng VLXD, đa số các chuyên gia cho rằng không nên quy định chi tiết trong những văn bản thấp hơn luật.
Ông Nguyễn Văn Sưa – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết: "Hiện tại về chất lượng VLXD đã có các văn bản dưới luật quy định khá cụ thể, chúng tôi nghĩ không cần thiết đặt ra một chương trong luật xây dựng để nói về những quy định của chất lượng VLXD, nên để các quy định đó trong các văn bản dưới luật".
Còn theo PGS, TS Phạm Hữu Hanh – Trưởng khoa VLXD Đại Học Xây dựng cho rằng: "Luật quy định về VLXD cần phải chung để bao quát được tất cả, còn cụ thể là các quy định dưới luật".
PGS TS Phạm Hữu Hanh cũng cho rằng, tầm quan trọng của VLXD không chỉ gói gọn trong hai chữ chất lượng. Vì thế Dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi cũng cần quan tâm đến các lĩnh vực liên quan đến VLXD khác, đặc biệt là quá trình sản xuất VLXD. Bởi lẽ, sản xuất VLXD chiếm vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội và đặc biệt có ảnh hưởng lâu dài đến tài nguyên môi trường.
Trên thực tế trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất VLXD đã hủy hoại tài nguyên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có những hành lang pháp lý rõ ràng và đủ mạnh để ngăn chăn và xử lý. Hoàn thiện luật xây dựng trong đó có các quy định về quản lý VLXD sẽ góp phần tạo để phát triển đất nước một các bền vững.
Cụ thể luật cần đưa ra những quy định giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ được quá trình đấu thầu, quy rõ được trách nhiệm của thầu chính, thầu phụ; quản lý được quá trình ký kết hợp đồng, quản lý được quá trình định giá cả công trình xây dựng…Tiến sĩ Liêm cho rằng những yếu kém trong quản lý các vấn đề nêu trên chính là nguyên nhân khiến xây dựng trong thời gian qua phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.
Với ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng cần thiết kế các quy định liên quan đến vật liệu xây dựng thành một chương riêng với hệ thống các điều khoản cụ thể, chặt chẽ.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực VLXD đều khẳng định tầm quan trọng của VLXD trong một công trình, với tỉ trọng chiếm từ 60 – 80% trong bất kỳ một công trình xây dựng nào, các nội dung liên quan đến VLXD xứng đáng được dành một chương trong Luật Xây dựng.

Tuy nhiên, với các nội dung liên quan đến chất lượng VLXD, đa số các chuyên gia cho rằng không nên quy định chi tiết trong những văn bản thấp hơn luật.
Ông Nguyễn Văn Sưa – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết: "Hiện tại về chất lượng VLXD đã có các văn bản dưới luật quy định khá cụ thể, chúng tôi nghĩ không cần thiết đặt ra một chương trong luật xây dựng để nói về những quy định của chất lượng VLXD, nên để các quy định đó trong các văn bản dưới luật".
Còn theo PGS, TS Phạm Hữu Hanh – Trưởng khoa VLXD Đại Học Xây dựng cho rằng: "Luật quy định về VLXD cần phải chung để bao quát được tất cả, còn cụ thể là các quy định dưới luật".
PGS TS Phạm Hữu Hanh cũng cho rằng, tầm quan trọng của VLXD không chỉ gói gọn trong hai chữ chất lượng. Vì thế Dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi cũng cần quan tâm đến các lĩnh vực liên quan đến VLXD khác, đặc biệt là quá trình sản xuất VLXD. Bởi lẽ, sản xuất VLXD chiếm vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội và đặc biệt có ảnh hưởng lâu dài đến tài nguyên môi trường.
Trên thực tế trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất VLXD đã hủy hoại tài nguyên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có những hành lang pháp lý rõ ràng và đủ mạnh để ngăn chăn và xử lý. Hoàn thiện luật xây dựng trong đó có các quy định về quản lý VLXD sẽ góp phần tạo để phát triển đất nước một các bền vững.
Quỳnh Trang (TH/ ANTV)