>> Thay đổi thái độ đối với nhiên liệu thay thế (P2)
CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) không có gì là mới mẻ đối với ngành Xi măng. Thực tế, rất nhiều công ty lớn trên toàn cầu, thuộc bất kỳ lĩnh vực nào, cũng như một số doanh nghiệp nhỏ hơn, có tư duy tiến bộ hơn đã đặc biệt quan tâm tới CSR.
Đối với một số người, động cơ là hoàn toàn có mục đích, đặc biệt là trường hợp các tổ chức phi lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với phần lớn doanh nghiệp thương mại thì thông thường là mức độ mang lại lợi ích thương mại, cho dù đó là lợi ích cạnh tranh, lợi ích danh tiếng, hoặc ‘sự thu hút’ nhân viên. Tất nhiên, cũng có những trường hợp mà khi cam kết CSR chỉ là một "ô vuông được đánh dấu", nhưng lại là một cam kết quan trọng được thừa nhận vì nó chứng tỏ được là quan trọng trong quá trình xem xét các khuôn khổ chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, cũng có các yếu tố bên ngoài khác nữa, như luật pháp và áp lực dư luận ngày càng gia tăng khiến cho các xã hội trên toàn cầu chú ý nhiều hơn tới tác động môi trường của hoạt động doanh nghiệp và việc đưa ra các quyết định. Áp lực này sẽ ngày càng gia tăng.
Những thay đổi trên toàn cầu
Tuyên bố này đương nhiên là một tuyên bố có tính khái quát cao, và có sự khác biệt giữa các quốc gia.
Ví dụ, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ, hai cường quốc thương mại nằm ở hai bên bờ Đại Tây Dương, có những thái độ rất khác nhau khi nói đến việc xử lý "rác thải". Ở Vương Quốc Anh, luật pháp, thuế chôn lấp, và các mục tiêu môi trường đầy tham vọng đang ngày càng gia tăng, có nghĩa là ‘rác thải’ là một từ ít bẩn thỉu hơn so với trước đây. Nó chỉ đơn giản là việc vứt bỏ vật liệu không còn là một giải pháp nữa.
Các hộ tiêu dùng đang suy nghĩ xanh hơn, các cơ sở đang được xây dựng để xử lý rác thải tốt hơn, các nhà sản xuất đang thiết kế các chu kỳ nguyên liệu kiểu khép kín, và các chuỗi cung ứng liên quan tới sự hiểu rõ các tác động thượng nguồn và hạ nguồn của mọi quyết định.
Mặc dù, chắc chắn sẽ còn một chặng đường rất dài để trở thành một xã hội thuần bằng 0, thập kỷ qua đã cho thấy có sự thay đổi khi nói đến việc coi nguyên vật liệu ‘phế thải’ là nguồn tài nguyên mà có thể tái sử dụng, tái chế, và hồi phục.
Các nhà sản xuất xi măng hưởng lợi từ việc sử dụng nhiên liệu thay thế nhờ giảm bớt sự phụ thuộc của họ vào nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt, tăng cường an ninh tài nguyên, và cải thiện được lượng phát thải carbon của họ.
Trái lại, ở Mỹ, các công nghệ tiên tiến tương tự được áp dụng để thu hồi nguyên liệu cho khai thác tiềm năng tài nguyên của chúng, nhưng nguồn đất có sẵn lại có nghĩa rằng áp lực chuyển hướng bãi chôn lấp là không thể so sánh được. Ở một số bang, thuyết bảo hộ thương mại chỉ đơn giản là không được đổ đống vì việc vứt bỏ ‘rác’ không mong muốn sẽ rẻ hơn so với việc xử lý nó, phù hợp với các nguyên tắc của hệ thống phân cấp rác thải mà Vương quốc Anh đã cam kết. Hơn thế nữa, tác động carbon trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu đi vài trăm dặm đến cơ sở thu hồi chuyên dụng ở Mỹ thậm chí có thể phủ nhận những tiềm năng lợi ích môi trường của quá trình.
Đáng buồn thay, khi hạ tầng cơ sở xung quanh một doanh nghiệp dường như lại trái ngược với những tham vọng về môi trường, hoặc chắc chắn làm cho các cam kết xanh ít có tính hấp dẫn về thương mại, chúng ta sẽ cần có một doanh nghiệp vững mạnh để thúc đẩy các mục tiêu như vậy, bất kể chúng có phải là "điều đúng đắn cần làm" hay không.
Vai trò của thái độ công chúng địa phương
Để đạt được sự thay đổi địa chấn thực sự cần thiết khi nói đến môi trường, các doanh nghiệp và rộng hơn là cả xã hội không thể chỉ trông chờ luật pháp thúc đẩy mọi thứ diễn ra. Sẽ là nguy hiểm khi chỉ dựa vào các quy tắc và lệnh trừng phạt, vì luôn tồn tại sự khác biệt giữa các quốc gia, và sự phụ thuộc vào các chương trình nghị sự chính trị của các quốc gia đang nắm quyền.
Điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp tư nhân có thể tạo ra một sân chơi riêng hoàn toàn bình đẳng, nhưng họ có thể kích thích thay đổi, thậm chí cả khi nền kinh tế địa phương, trong vùng hoặc quốc gia không thúc đẩy được sự thay đổi. Điều này đã xảy ra trong ngành Xi măng và có thể đạt được những tiến bộ hơn nữa.
Hoạt động đồng xử lý là quan trọng đối với vấn đề này. Mô hình tuần hoàn nhìn ra giá trị năng lượng và khoáng chất của rác thải, mà thường được thu gom tại chỗ, được tối ưu hóa bằng cách chuyển hóa chúng thành nhiên liệu thay thế. Nguồn tài nguyên giá trị này có thể đóng góp vào nguồn năng lượng cần thiết cho sản xuất nguyên vật liệu mới như xi măng.
Nhà sản xuất xi măng được hưởng lợi nhờ giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng khan hiếm, tăng cường an ninh tài nguyên, và cải thiện lượng phát thải carbon của họ. Trường hợp kinh doanh, từ cả khía cạnh thương mại và môi trường, là rõ ràng. Nhưng tác động xã hội rộng hơn cũng cần phải được biết đến. Công ăn việc làm cũng đã được tạo ra. Và, trong nhiều trường hợp, nhất là ở các địa phương có khung pháp lý và các mục tiêu môi trường kém tiến bộ hơn, thái độ đối với rác thải đã bắt đầu thay đổi. Đây là sức mạnh thực sự của CSR.
Các nguyên vật liệu khác thường hơn hiện đang được xem xét cho tiềm năng tài nguyên của chúng – kể cả các nguyên vật liệu mà thông thường cực kỳ khó xử lý.
Mặc dù sự nhiễm bẩn của các loại nguyên vật liệu khác nhau có thể hạn chế khả năng tái sử dụng và tái chế một số thành phần của chúng, chúng vẫn có thể xử lý được vì lợi ích môi trường.
Gary Moore, UNTHA
Nguyễn Thị Kim Lan dịch từ Tạp chí World Cement số tháng 5/2022
ximang.vn