Tính đến nay, Bình Dương có 28 KCN được thành lập với tổng diện tích là 8.925,13ha. Các KCN phân bố đều trên địa bàn 4 huyện: Dĩ An 6 khu; Thuận An 3 khu; Bến Cát 9 khu với diện tích 4.114,4ha; Tân Uyên có 3 khu và 7 KCN thuộc khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Bình Dương.
Tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN ở Bình Dương có 18 DN thuộc nhiều thành phần kinh tế bao gồm 3 DNNN, 2 Cty liên doanh, 8 Cty cổ phần (trong đó có 4 DN có vốn Nhà nước), 4 Cty TNHH (có 2 Cty 100% vốn nước ngoài) và 1 DN tư nhân.
Tổng diện tích được cấp phép cho thuê tại các KCN của tỉnh hiện nay là 5.337,5ha, diện tích đất đã cho thuê là 2.579,6ha đạt tỷ lệ lấp kín bình quân 49,3%. Đã có 23 KCN đi vào hoạt động, số còn lại đang trong giai đoạn xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trong đó có 11 KCN đạt tỷ lệ lấp kín trên 90% là Sóng Thần I, II, Đồng An, Bình Đường, Việt Hương, Tân Đông Hiệp A, Vietnam - Singapo 1, Mỹ Phước 1+2, Bình An.
Quy hoạch trong tương lai
Phát triển KCN theo hướng hình thành chuỗi KCN cùng với sự phát triển các KĐT, khu dân cư và hệ thống hạ tầng, kinh tế - xã hội cần thiết cho toàn khu vực, đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá - hiện đại hoá một cách đồng bộ. Quy hoạch các KCN của tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển vùng theo hướng kết nối với hệ thống giao thông, sân bay, cảng biển… trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Các KCN cần tập trung các dự án đầu tư quy mô lớn, ưu tiên dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuẩn bị đất sạch KCN ở phía bắc tỉnh để đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư khu chùm đô thị nam Bình Dương hình thành và phát triển. Khi đó, do yêu cầu ngày càng cao về môi trường, các DN buộc phải dời lên phía bắc tỉnh nếu không đạt yêu cầu về đánh giá tác động môi trường.
Mục tiêu phát triển: Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2010 chiếm 65,5%, đến năm 2015 chiếm 62,9%, đến năm 2020 chiếm 55,5%. Phấn đấu đạt tỷ lệ lấp kín bình quân trên 60% KCN hiện có. Phần đấu 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc được chứng nhận ISO 14000. Đảm bảo tất cả các KCN phải thực hiện đúng phê duyệt báo cáo ĐTM. Kiểm soát 100% điểm nóng về ô nhiễm môi trường, quản lý chất thải đặc biệt là chất thải nguy hại, phấn đấu cuối năm 2010 thu gom được 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp.
Quy hoạch phát triển KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 2010 - 2015: Mở rộng thêm diện tích 3 KCN với tổng diện tích tăng thêm 2.087ha. Từ nay đến 2015 thành lập thêm 8 KCN với tổng diện tích 3.631ha. Hiện trạng đất chủ yếu là đất trồng cao su đến kỳ thanh lý, không có diện tích đất nông nghiệp trồng lúa. Giai đoạn 2015 - 2020: Thành lập thêm 3 KCN với tổng diện tích 2.680ha.
Việc phát triển các KCN như trên là phù hợp với quá trình lan toả kinh tế từ vùng Nam Bình Dương lên phía bắc tỉnh. Các KCN đóng vai trò làm động lực phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH, đồng thời xây dựng và hiện đại hoá KĐT tại các huyện mới trong tương lai là Bến Cát, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 mới được thông qua.
Đức Minh_Theo baoxaydung.
Tổng diện tích được cấp phép cho thuê tại các KCN của tỉnh hiện nay là 5.337,5ha, diện tích đất đã cho thuê là 2.579,6ha đạt tỷ lệ lấp kín bình quân 49,3%. Đã có 23 KCN đi vào hoạt động, số còn lại đang trong giai đoạn xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trong đó có 11 KCN đạt tỷ lệ lấp kín trên 90% là Sóng Thần I, II, Đồng An, Bình Đường, Việt Hương, Tân Đông Hiệp A, Vietnam - Singapo 1, Mỹ Phước 1+2, Bình An.
Ảnh minh họa.
Quy hoạch trong tương lai
Phát triển KCN theo hướng hình thành chuỗi KCN cùng với sự phát triển các KĐT, khu dân cư và hệ thống hạ tầng, kinh tế - xã hội cần thiết cho toàn khu vực, đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá - hiện đại hoá một cách đồng bộ. Quy hoạch các KCN của tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển vùng theo hướng kết nối với hệ thống giao thông, sân bay, cảng biển… trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Các KCN cần tập trung các dự án đầu tư quy mô lớn, ưu tiên dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuẩn bị đất sạch KCN ở phía bắc tỉnh để đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư khu chùm đô thị nam Bình Dương hình thành và phát triển. Khi đó, do yêu cầu ngày càng cao về môi trường, các DN buộc phải dời lên phía bắc tỉnh nếu không đạt yêu cầu về đánh giá tác động môi trường.
Mục tiêu phát triển: Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2010 chiếm 65,5%, đến năm 2015 chiếm 62,9%, đến năm 2020 chiếm 55,5%. Phấn đấu đạt tỷ lệ lấp kín bình quân trên 60% KCN hiện có. Phần đấu 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc được chứng nhận ISO 14000. Đảm bảo tất cả các KCN phải thực hiện đúng phê duyệt báo cáo ĐTM. Kiểm soát 100% điểm nóng về ô nhiễm môi trường, quản lý chất thải đặc biệt là chất thải nguy hại, phấn đấu cuối năm 2010 thu gom được 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp.
Quy hoạch phát triển KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 2010 - 2015: Mở rộng thêm diện tích 3 KCN với tổng diện tích tăng thêm 2.087ha. Từ nay đến 2015 thành lập thêm 8 KCN với tổng diện tích 3.631ha. Hiện trạng đất chủ yếu là đất trồng cao su đến kỳ thanh lý, không có diện tích đất nông nghiệp trồng lúa. Giai đoạn 2015 - 2020: Thành lập thêm 3 KCN với tổng diện tích 2.680ha.
Việc phát triển các KCN như trên là phù hợp với quá trình lan toả kinh tế từ vùng Nam Bình Dương lên phía bắc tỉnh. Các KCN đóng vai trò làm động lực phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH, đồng thời xây dựng và hiện đại hoá KĐT tại các huyện mới trong tương lai là Bến Cát, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 mới được thông qua.
Đức Minh_Theo baoxaydung.