Dự báo sản lượng tiêu thụ xi măng thế giới sẽ tăng từ 3.312 triệu tấn (năm 2010) lên khoảng 4.223 triệu tấn vào năm 2015 và sau đó sẽ tăng lên gần 5.901 triệu tấn vào năm 2025.
Thị trường trong nước
Thị trường miền Bắc với nguồn nguyên liệu dồi dào và nhiều nhà máy xi măng lớn tập trung hơn miền Nam do vậy thị trường xi măng ở miền Bắc gặp khá nhiều cạnh tranh, bởi chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá bán xi măng, nên giá xi măng tại miền Bắc luôn thấp hơn khoảng 10-15% so với miền Nam.
9 tháng đầu năm 2013, mặc dù giá than, điện, xăng dầu và chi phí tài chính ở mức cao dẫn đến giá thành sản xuất xi măng tăng, nhưng giá bán xi măng tại các nhà máy vẫn ổn định. Tại miền Bắc từ 1.300.000 - 1.500.000 đồng/tấn, tại miền Nam từ 1.600.000 - 1.800.000 đồng/tấn. Giá xi măng bán lẻ trên thị trường tăng trung bình 2.000 đồng/bao vào cuối tháng 3/2013 khi giá xăng dầu điều chỉnh.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng
Sản lượng xi măng toàn ngành trong 8 tháng năm 2013 đạt 33,32 triệu tấn, bằng 59,5% kế hoạch năm. Tiêu thụ nội địa đạt 30,57 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Tồn kho xi măng tính đến ngày 12/8/2013 còn khoảng 2,6 triệu tấn, chủ yếu là clinke. Đây là lượng tồn kho không đáng lo ngại vì tương đương lượng nguyên liệu cho 12-14 ngày sản xuất.
Xuất khẩu xi măng là giải pháp khi thị trường tiêu thụ nội địa gặp khó khăn nhằm giảm áp lực dư thừa xi măng trong nước, tuy nhiên xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng bán dưới giá sàn. Do vậy, khi xuất khẩu xi măng với giá 40 - 45 USD/tấn thì doanh nghiệp bị lỗ từ 8 - 10 USD/tấn. Trong 8 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp xi măng đã xuất khẩu được 2,3 triệu tấn xi măng và 4,4 triệu tấn clinke sang các thị trường Trung Đông, châu Phi và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, lượng xuất khẩu tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị phần xi măng trong nướcđã có sự thay đổi: Trong đó Vicem (Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam) từ chiếm 34% thị phần xi măng trong nước của quí III/2012 đã tăng lên 36% trong quí III/2013, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Còn lại là của doanh nghiệp xi măng liên doanh chiếm 31% và các doanh nghiệp xi măng khác chiếm 33%.
Thị trường thế giới
Indonêsia: Công ty Semen Indonesia- Công ty sản xuất xi măng lớn nhất Indonêsia đã báo cáo tăng 16% doanh số bán xi măng trong 8 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước. Trong đó tiêu thụ nội địa đạt 15,8 triệu tấn, xuất khẩu đạt 191 triệu tấn. Trong 8 tháng đầu năm 2013, Semen Indonesia đã tăng thị phần lên 44% so với 40,2% trong cùng kỳ năm 2012. Trong năm 2013, Semen Indonesia đặt mục tiêu sản xuất xi măng tăng 23,1%.
Mỹ: Hiệp hội Xi măng Portland (PCA) đã dự báo tiêu thụ xi măng sẽ tăng khoảng 4% trong năm 2013, tiếp theo là 9,7% trong năm 2014 và 2015. Chủ tịch Hiệp hội PCA dự đoán rằng sự gia tăng về công trình công cộng bắt đầu từ năm tài chính 2016 sẽ thúc đẩy sự phục hồi tiêu thụ xi măng ở Mỹ.
Dự báo:
Dự báo sản lượng tiêu thụ xi măng thế giới sẽ tăng từ 3.312 triệu tấn (năm 2010) lên khoảng 4.223 triệu tấn vào năm 2015 và sau đó sẽ tăng lên gần 5.901 triệu tấn vào năm 2025.
Trong tổng số 2.589 triệu tấn xi măng tiêu thụ dự kiến sẽ tăng lên trên toàn thế giới, hơn 76% thuộc thị trường Châu Á với khối lượng tiêu thụ tăng khoảng 1.561 triệu tấn ở Đông Á, 285 triệu tấn ở Tây Nam Á và 139 triệu tấn ở Đông Nam Á. Trung Đông sẽ đạt kỷ lục về sức tiêu thụ tăng gần 150 trệu tấn, với công suất mở rộng khoảng 137 triệu tấn ở Châu Phi và 108 triệu tấn ở Nam và Trung Mỹ.
Thị trường miền Bắc với nguồn nguyên liệu dồi dào và nhiều nhà máy xi măng lớn tập trung hơn miền Nam do vậy thị trường xi măng ở miền Bắc gặp khá nhiều cạnh tranh, bởi chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá bán xi măng, nên giá xi măng tại miền Bắc luôn thấp hơn khoảng 10-15% so với miền Nam.
9 tháng đầu năm 2013, mặc dù giá than, điện, xăng dầu và chi phí tài chính ở mức cao dẫn đến giá thành sản xuất xi măng tăng, nhưng giá bán xi măng tại các nhà máy vẫn ổn định. Tại miền Bắc từ 1.300.000 - 1.500.000 đồng/tấn, tại miền Nam từ 1.600.000 - 1.800.000 đồng/tấn. Giá xi măng bán lẻ trên thị trường tăng trung bình 2.000 đồng/bao vào cuối tháng 3/2013 khi giá xăng dầu điều chỉnh.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng
Sản lượng xi măng toàn ngành trong 8 tháng năm 2013 đạt 33,32 triệu tấn, bằng 59,5% kế hoạch năm. Tiêu thụ nội địa đạt 30,57 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Tồn kho xi măng tính đến ngày 12/8/2013 còn khoảng 2,6 triệu tấn, chủ yếu là clinke. Đây là lượng tồn kho không đáng lo ngại vì tương đương lượng nguyên liệu cho 12-14 ngày sản xuất.
Xuất khẩu xi măng là giải pháp khi thị trường tiêu thụ nội địa gặp khó khăn nhằm giảm áp lực dư thừa xi măng trong nước, tuy nhiên xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng bán dưới giá sàn. Do vậy, khi xuất khẩu xi măng với giá 40 - 45 USD/tấn thì doanh nghiệp bị lỗ từ 8 - 10 USD/tấn. Trong 8 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp xi măng đã xuất khẩu được 2,3 triệu tấn xi măng và 4,4 triệu tấn clinke sang các thị trường Trung Đông, châu Phi và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, lượng xuất khẩu tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị phần xi măng trong nướcđã có sự thay đổi: Trong đó Vicem (Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam) từ chiếm 34% thị phần xi măng trong nước của quí III/2012 đã tăng lên 36% trong quí III/2013, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Còn lại là của doanh nghiệp xi măng liên doanh chiếm 31% và các doanh nghiệp xi măng khác chiếm 33%.
Thị trường thế giới
Indonêsia: Công ty Semen Indonesia- Công ty sản xuất xi măng lớn nhất Indonêsia đã báo cáo tăng 16% doanh số bán xi măng trong 8 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước. Trong đó tiêu thụ nội địa đạt 15,8 triệu tấn, xuất khẩu đạt 191 triệu tấn. Trong 8 tháng đầu năm 2013, Semen Indonesia đã tăng thị phần lên 44% so với 40,2% trong cùng kỳ năm 2012. Trong năm 2013, Semen Indonesia đặt mục tiêu sản xuất xi măng tăng 23,1%.
Mỹ: Hiệp hội Xi măng Portland (PCA) đã dự báo tiêu thụ xi măng sẽ tăng khoảng 4% trong năm 2013, tiếp theo là 9,7% trong năm 2014 và 2015. Chủ tịch Hiệp hội PCA dự đoán rằng sự gia tăng về công trình công cộng bắt đầu từ năm tài chính 2016 sẽ thúc đẩy sự phục hồi tiêu thụ xi măng ở Mỹ.
Dự báo:
Dự báo sản lượng tiêu thụ xi măng thế giới sẽ tăng từ 3.312 triệu tấn (năm 2010) lên khoảng 4.223 triệu tấn vào năm 2015 và sau đó sẽ tăng lên gần 5.901 triệu tấn vào năm 2025.
Trong tổng số 2.589 triệu tấn xi măng tiêu thụ dự kiến sẽ tăng lên trên toàn thế giới, hơn 76% thuộc thị trường Châu Á với khối lượng tiêu thụ tăng khoảng 1.561 triệu tấn ở Đông Á, 285 triệu tấn ở Tây Nam Á và 139 triệu tấn ở Đông Nam Á. Trung Đông sẽ đạt kỷ lục về sức tiêu thụ tăng gần 150 trệu tấn, với công suất mở rộng khoảng 137 triệu tấn ở Châu Phi và 108 triệu tấn ở Nam và Trung Mỹ.
Theo Sở Công Thương Vĩnh Phúc *