Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Xuất khẩu sắt thép tăng tháng thứ 3 liên tiếp

24/06/2019 10:41:45 AM

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép ra thị trường nước ngoài tăng tháng thứ 3 liên tiếp.


Cụ thể, tháng 3/2019 tăng 20,9% về lượng và tăng 25,9% về kim ngạch; tháng 4/2019 tăng 2,6% về lượng và tăng 2,1% về kim ngạch và tháng 5/2019 tăng tiếp 7% về lượng và tăng 4% về kim ngạch, đạt 609.447 tấn, tương đương 388,85 triệu USD, giá xuất khẩu 638 USD/tấn, giảm 2,3% so với tháng 4/2019.

Tính chung cả 5 tháng đầu năm 2019 lượng sắt thép xuất khẩu đạt 2,93 triệu tấn, thu về 1,89 tỷ USD, giá trung bình 643,4 USD/tấn, tăng 24,1% về khối lượng, tăng 7,4% về kim ngạch nhưng giảm 13,4% về giá so với 5 tháng đầu năm 2018.
 
Xuất khẩu sắt thép 5 tháng đầu năm 2019​
(Tính toán từ số liệu của TCHQ)

Campuchia là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt thép của Việt Nam chiếm 25,3% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và chiếm 23,5% trong tổng kim ngạch, đạt 741.126 tấn, tương đương 443,21 triệu USD, giá 598 USD/tấn, tăng mạnh 51% về lượng, tăng 40,7% về kim ngạch nhưng giảm 6,8% về giá so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu sắt thép sang Indonesia trong tháng 5/2019 sụt giảm mạnh 49% cả về lượng và kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, đạt 31.899 tấn, tương đương 21,39 triệu USD; cộng chung cả 5 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này đạt 310.491 tấn, tương đương 207,55 triệu USD, giá trung bình 668,5 USD/tấn, tăng 3,3% về lượng nhưng giảm 12% về kim ngạch và giảm 14,8% về giá so với cùng kỳ, chiếm gần 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước.

Xuất khẩu sang Mỹ - đứng thứ 3 thị trường mặc dù tháng 5/2019 tăng mạnh 47,5% về lượng và tăng 32,5% về kim ngạch so với tháng 4/2019, đạt 63.766 tấn, tương đương 44,92 triệu USD, nhưng tính chung cả 5 tháng đầu năm vẫn sụt giảm cả về lượng, giá và kim ngạch, với mức giảm tương ứng 31,5%, 7,7% và 36,8% so với cùng kỳ, đạt 252.128 tấn, tương đương 195,91 triệu USD, giá 777 USD/tấn, chiếm 8,6% trong tổng lượng và chiếm 10,4% trong tổng kim ngạch.

Xuất khẩu sắt thép sang thị trường Malaysia tăng 4,4% về lượng nhưng giảm 8,7% về giá và giảm 4,7% kim ngạch, đạt 304.780 tấn, tương đương 186,48 triệu USD, giá 611,9 USD/tấn, chiếm 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.

Thị trường Đông Nam Á nói chung chiếm 60% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và chiếm 56,8% trong tổng kim ngạch, đạt 1,76 triệu tấn, tương đương 1,07 tỷ USD, tăng 31,3% về lượng và tăng 15,5% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Trong 5 tháng đầu năm nay xuất khẩu sắt thép sang đa số các thị trường bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; trong đó sụt giảm mạnh ở các thị trường sau: Đức sụt giảm mạnh nhất 94,3% về lượng và giảm 95,5% về kim ngạch, đạt 69 tấn, tương đương 125.728 USD; Anh giảm 65,8% về lượng và giảm 68,8% về kim ngạch, đạt 15.635 tấn, tương đương 11,16 triệu USD; U.A.E giảm 25,8% về lượng và giảm 66,1% về kim ngạch, đạt 4.631 tấn, tương đương 3,29 triệu USD; Bangladesh giảm 67,6% về lượng và giảm 65,2% về kim ngạch, đạt 804 tấn, tương đương 0,56 triệu USD .

Tuy nhiên, xuất khẩu sắt thép sang thị trường Trung Quốc lại tăng vượt trội gấp 17,2 lần về lượng và tăng gấp 6,3 lần về kim ngạch, đạt 66.037 tấn, tương đương 34,02 triệu USD;

Xuất khẩu sang Saudi Arabia cũng tăng mạnh 304% về lượng và tăng 344,5% về kim ngạch, đạt 4.805 tấn, tương đương 3,28 triệu USD; Brazil tăng 131% về lượng và tăng 153,7% về kim ngạch, đạt 1.902 tấn, tương đương 1,75 triệu USD; Nhật Bản tăng 229,5% về lượng và tăng 131,8% về kim ngạch, đạt 130.445 tấn, tương đương 69,36 triệu USD.
 
ximang.vn (TH/ Vinanet)

 

Các tin khác:

Ngành VLXD có dấu hiệu giảm nhiệt do thị trường bất động sản trầm lắng ()

Vật liệu xây dựng đội giá do chi phí đầu vào tăng ()

TP.HCM: Vật liệu xây dựng tăng giá chóng mặt ()

Triển vọng u ám của ngành thép khi giá quặng lên cao nhất 5 năm ()

Áp thuế 2,46% - 35,58% với một số sản phẩm nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc ()

Tổng hợp thị trường vật liệu xây dựng trong tháng 5 ()

Thái Nguyên: Gạch ốp lát nội đang dần chiếm ưu thế trên thị trường ()

Hậu Giang: Thị trường vật liệu xây dựng vào mùa cao điểm ()

Ngành vật liệu xây dựng đẩy mạnh xuất khẩu ()

Vật liệu xây dựng đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?