Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng điêu đứng vì bất động sản đóng băng

27/04/2023 2:25:44 PM

Trong bối cảnh, thị trường bất động sản “đóng băng”, các doanh nghiệp bất động sản mất cân đối về dòng tiền, chậm thanh toán… đã tác động trực tiếp đến hệ sinh thái toàn ngành, kéo theo các doanh nghiệp xây dựng và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng cũng gặp nhiều hệ lụy.

Chính phủ và các Bộ ngành cần có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng bởi ngành xây dựng gặp khó thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng cũng chậm theo, kéo giảm tốc độ phát triển kinh tế... 

Kinh doanh trong lĩnh vực thép xây dựng, từ đầu năm 2023 đến nay, Công ty CP Thép N.S.G không có đơn hàng nào để cung cấp cho các dự án bất động sản như những năm trước. Ông Ngô Duy Hưng, Giám đốc Công ty CP Thép N.S.G cho biết, do thị trường bất động sản “hãm phanh” các doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng cũng eo hẹp đầu ra. Hiện, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, doanh thu về mảng bất động sản tăng trưởng âm. Để bù đắp doanh thu, doanh nghiệp buộc phải chuyển hướng tìm kiếm các đơn hàng mới trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, hướng vào các dự án đầu tư công…. để duy trì công ăn việc làm cho người lao động.

Từ đầu năm 2023 đến giờ, riêng về lĩnh vực liên quan đến bất động sản là không có đơn hàng để cung cấp cho các dự án bất động sản như những năm trước. Các dự án liên quan đến bất động sản không có doanh thu. Mình phải chọn sang một phân khúc thị trường khác, không tập trung vào mảng bất động sản nữa mà chuyển sang làm hạ tầng. Công ty đang tập trung vào thị trường chính ở miền Tây: các dự án cao tốc, hệ thống biến đổi khí hậu…, ông Hưng nói.


Không chỉ thép, các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng về gạch ngói cũng đang “thoi thóp”. Công ty CP Secoin là 1 ví dụ điển hình. Hiện sản lượng xuất khẩu của công ty này sụt giảm 70% do thị trường Thế giới, ảnh hưởng của hậu Covid-19, chiến tranh. Còn đối với thị trường trong nước, sản lượng sụt giảm 60% do đối tượng chính là các dự án bất động sản.

Theo ông Đinh Hồng Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Secoin kiêm phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, hiện 40% doanh nghiệp trong ngành Xây dựng và Vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất rơi vào tình trạng “thở oxy”, hoạt động cầm chừng. Các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng và Vật liệu xây dựng tập trung vào các dự án bất động sản thì hiện nay "đứng hình" một cách rất đột ngột. Do các chính sách của Nhà nước, các dự án bất động sản ngừng một cách rất đột ngột dẫn tới các doanh nghiệp trong ngành cũng đứng theo.

Mặc dù đã lường trước thị trường có khó khăn nhưng sụt giảm doanh thu của các doanh nghiệp hiện nay là quá lớn. Đa số các doanh nghiệp hiện nay duy trì sản xuất từ 2 - 3 ngày hoặc là 1 nửa số thời gian trong 1 tuần. Lực lượng lao động phải cho nghỉ, sa thải, phải cơ cấu lại”.

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng “điêu đứng”, các doanh nghiệp xây dựng, kể cả những nhà thầu lớn hàng đầu trong nước cũng không tránh khỏi “vòng xoáy” này. Điển hình là Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.

Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM cho biết, khó khăn đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hơn 3.300 cán bộ nhân viên của Hòa Bình, hơn 40.000 lao động thầu phụ, nhà phân phối, nhà cung cấp và sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị thi công, tác động tiêu cực đến cuộc sống của hàng trăm ngàn người.

Trong 35 năm hoạt động trong ngành Xây dựng của Hòa Bình, thì đây là thời kỳ có thể là khó khăn nhất. Đó là không nhận được thanh toán của các khách hàng. Khó khăn này khiến cho các doanh nghiệp hàng đầu về xây dựng không có đủ tiền để trả cho nhà thầu phụ, nhà cung cấp, sản xuất, phân phối kinh doanh vật liệu xây dựng; nợ ngân hàng chuyển từ nhóm hai sang nhóm 3. Dù đã rất cố gắng nhưng chúng tôi không thể nào cải thiện được tình hình khi mà khoản nợ của chủ đầu tư lại càng tăng”.

Ông Lê Viết Hải cũng cho biết thêm, trước mắt, các doanh nghiệp tự cứu mình, tự thân tìm các giải pháp giải quyết bài toán tài chính riêng cho doanh nghiệp: Hòa Bình sẵn sàng thoái vốn, chuyển nhượng; sử dụng phương án thu hồi nợ bằng cách nhận lại các sản phẩm bất động sản của các nhà đầu tư bất động sản. Bằng giải pháp này, Hòa Bình cũng đã thu hồi nợ khoảng 1000 tỷ từ nhiều dự án khác nhau.

Theo Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng đều trong tình trạng bị chủ đầu tư nợ và vì thế nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp, nợ nhà thầu phụ, nợ lương nhân viên và cả nợ thuế... Các doanh nghiệp không thể duy trì hoạt động và có nguy cơ phá sản do không cân đối được dòng tiền. Nếu trong năm 2023, thị trường không khả quan thì dự kiến có đến 50% số lượng doanh nghiệp trong ngành rời khỏi thị trường.

Các công trình của nhà dân thì có nhiều người không dám xây, xây cũng xây cầm chừng, không dám xây tiến độ nhanh. Hiện tại bây giờ nhập thì không dám nhập, cái nguồn hàng trong kho thì không thể bán ra hết được.

Bây giờ, chủ yếu là đầu việc cũ, đầu việc mới thì do vướng mắc về chính sách, về vốn … thì các chủ đầu tư không phát triển được dự án mới, công trình mới nên cũng ảnh hưởng chung đến các nhà thầu. Bây giờ, không có đầu việc mới thì phải thu vét những công trình cũ để duy trình hoạt động của doanh nghiệp.

Có rất nhiều nhà thầu, doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng liên quan nếu như bất động sản bị ngừng thì nhiều người bị ảnh hưởng không có việc làm. Rất mong là chính phủ có những chính sách về tài chính để hỗ trợ các doanh nghiệp, tìm cách “rã băng” thị trường bất động sản.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tránh sự đổ vỡ dây chuyền bất động sản - xây dựng, vừa qua, Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM đã gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan để “cầu cứu”.

Chia sẻ về kiến nghị này, Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, cho biết, trước tiên, cho phép các ngân hàng cơ cấu lại nợ, giãn nợ cho các doanh nghiệp xây dựng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Thứ 2, tháo gỡ những vướng mắc về mặc pháp lý cho các doanh nghiệp bất động sản, giúp cho họ dễ dàng tiêu thụ các sản phẩm của mình.

Về lâu dài, có trang web công khai minh bạch các thông tin về giao dịch bất động sản, thị trường bất động sản, tình hình đầu tư, cấp phép, huy hoạch, phát triển dự án đô thị, hạn chế rủi ro trong đầu tư, tránh chỗ quá thừa chỗ quá thiếu.

ximang.vn (TH/ VOV)

 

Các tin khác:

Thách thức rất lớn với các nhà thầu do thiếu cát san lấp ()

Xuất khẩu thép Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ tăng mạnh ()

Bình Phước: Sản xuất vật liệu xây dựng “đóng băng” ()

Hải Dương: Thiếu vật liệu san lấp, nhà thầu loay hoay ()

Bắc Giang: Thị trường vật liệu xây dựng trầm lắng ()

Cần Thơ: Cát khan hiếm ảnh hưởng kinh doanh và các công trình xây dựng ()

Sắt thép đặt quá nhiều kỳ vọng vào nhu cầu của Trung Quốc ()

Thái Nguyên: Sản xuất vật liệu xây dựng giảm mạnh trong quý I ()

TP. Cần Thơ: Vật liệu xây dựng tăng giá, sức tiêu thụ chậm ()

Thái Nguyên: Chủ động nguồn vật liệu xây dựng thi công các công trình, dự án ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?