Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Cao Bằng: Khó khăn do giá vật liệu liên tục tăng cao

30/06/2021 1:11:44 PM

Giá nhiều loại vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng liên tục tăng cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt là mặt hàng thép không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình xây dựng dân dụng, hạ tầng, mà các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh cũng gặp khó khăn do việc tiêu thụ sản phẩm giảm sút.


Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công phần thô từ khung sàn 17 - 29, Dự án Phố đi bộ ven sông Bằng, phường Hợp Giang (Thành phố).

Dự án Phố đi bộ ven sông Bằng, phường Hợp Giang (Thành phố) là một trong những dự án trọng điểm năm 2021 của Thành phố với tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng. Dự án do Trung tâm Phát triển quỹ đất và giải phóng mặt bằng Thành phố làm chủ đầu tư, có chiều dài hơn 800 m, gồm 4 gói thầu, thời gian thi công từ cuối tháng 12/2020 và dự kiến hoàn thành tháng 12/2021. Đến nay, các nhà thầu đang tập trung thi công phần khung sàn, đạt 60 - 80% khối lượng công trình.

Phó Giám đốc Công ty Xây dựng Cao Hà Trần Văn Huynh cho biết, Công ty thi công phần thô từ khung sàn 17 - 29 với giá trúng thầu trên 17 tỷ đồng. Trong quá trình thi công, từ tháng 2 đến nay, do giá các loại vật liệu xây dựng không ngừng tăng cao, trong đó, giá sắt xây dựng tăng khoảng 50 - 60%, giá xăng dầu tăng hơn 40% đã khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, nếu làm thì lỗ, không làm thì vi phạm hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Vì vậy, doanh nghiệp mong chủ đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh đơn giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh để nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công và bảo đảm chất lượng công trình theo quy định.

Năm 2021, Trung tâm Phát triển quỹ đất và giải phóng mặt bằng Thành phố được giao làm chủ đầu tư 4 dự án trọng điểm về phát triển hạ tầng đô thị Thành phố, hiện nay, các công trình đang thi công phần kết cấu bê tông cốt thép. Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất và Giải phóng mặt bằng Thành phố Hoàng Trường Giang chia sẻ, đây đều là các dự án sử dụng khối lượng thép tương đối lớn (khoảng gần 3.000 tấn thép), thời điểm ký kết hợp đồng vào cuối năm 2020, lúc đó giá thép chỉ khoảng 12.000 đồng/kg.

Đến nay, giá thép tăng đột biến lên 19.300 đồng/kg (chênh lệch tăng 7.300 đồng/kg, tương đương tăng trên 50%) sẽ làm tăng tổng mức được duyệt của một số dự án, ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư công trung hạn được HĐND các cấp thông qua. Để các dự án đã và đang triển khai không bị đội vốn nhiều, chậm tiến độ cũng như tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vào thời điểm giá vật liệu leo thang như hiện nay, Trung tâm sẽ cho rà soát những khối lượng công việc chưa ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng nhưng chưa triển khai để xem xét báo cáo cấp có thẩm quyền cắt giảm những hạng mục chưa thực sự cần thiết, cấp bách. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất thay thế vật tư, thiết bị phù hợp, bảo đảm không bị tăng mức đầu tư, song vẫn bảo đảm chất lượng, quy mô của dự án.

Ghi nhận từ thị trường, giá vật liệu xây dựng tăng không chỉ ảnh hưởng đến các nhà thầu, chủ đầu tư mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người dân đang xây nhà hoặc có dự định xây nhà. Ngoài ra, giá vật liệu xây dựng tăng làm cho doanh số bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh, đại lý, cửa hàng bán vật liệu xây dựng bị giảm sút. Công ty TNHH Hồng Dũng thép Hòa Phát, phường Đề Thám (Thành phố) là một trong những nhà cung cấp vật liệu xây dựng lớn trên địa bàn Thành phố, thời gian qua bị giảm 50% doanh số bán hàng do việc tăng giá vật liệu xây dựng.

Giám đốc Công ty TNHH Hồng Dũng Thép Hòa Phát Lê Thị Duyên cho biết, Công ty hiện cung cấp các mặt hàng chính như sắt, thép, Xi măng Thành Thắng, tôn… Song, do giá vật liệu xây dựng tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc bán hàng, cung ứng sản phẩm bị trì trệ, doanh thu giảm. Cụ thể, trước khi giá vật liệu xây dựng tăng thì trung bình Công ty bán được 1.000 - 2.000 tấn thép/tháng, trên 2.000 tấn xi măng/tháng, đến nay do tác động của biến động giá cả, lượng thép bán ra chỉ còn 600 - 700 tấn thép/tháng, 800 - 1.000 tấn xi măng/tháng.


Sức mua sắt, thép, xi măng trên thị trường giảm sâu do giá cả vật liệu xây dựng tăng cao.

 
Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Cao Bằng, việc tăng giá thép dẫn đến tăng giá thành các dự án đầu tư xây mới, đặc biệt làm tăng tổng mức các dự án được phê duyệt, các hợp đồng xây dựng đã được ký kết thực hiện trong năm 2020 (chi phí xây dựng, giá gói thầu xây lắp đối với các công trình dân dụng tăng trung bình từ 7 - 10%), gây khó khăn cho hoạt động đầu tư xây dựng.

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nông Văn Trung, trước biến động của giá thép, Sở cập nhật kịp thời, bám sát diễn biến giá thép trên thị trường công bố theo tháng để phục vụ việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Sở có văn bản gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, Thành phố, chủ đầu tư, các nhà thầu xây dựng trên địa bàn về việc thực hiện các giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và biến động giá thép đến các hoạt động xây dựng.

Báo cáo UBND tỉnh trình Bộ Xây dựng, đề xuất một số giải pháp như trong trường hợp giá thép còn tiếp tục tăng, ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư đối với những dự án được  phê duyệt, những dự án đã và đang triển khai thi công thì tiến hành rà soát những khối lượng công việc chưa ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng nhưng chưa triển khai, có thể xem xét cắt giảm những hạng mục công việc không cần thiết nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu, quy mô của dự án nhằm giảm chi phí đầu tư. Ngoài ra, tiếp tục bám sát giá thị trường, kịp thời công bố để phục vụ công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Việc giá thép tăng đột biến như hiện nay chủ yếu do mất cân đối trong sản xuất, đối ứng cung - cầu, phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Thời gian tới, đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các nhà chuyên môn vẫn dự báo giá vật liệu xây dựng còn biến động khó lường. Do vậy, các doanh nghiệp bán vật liệu xây dựng và nhà đầu tư, chủ thầu, người dân phải chủ động, cân nhắc cũng như tìm các giải pháp đầu tư, xây dựng hiệu quả hơn. 
 
ximang.vn (TH/ Báo Cao Bằng)

 

Các tin khác:

Đắk Nông: Tìm cách gỡ khó khăn cho các dự án xây dựng ()

Nam Định: Công trình xây dựng gặp khó khăn vì giá vật liệu leo thang ()

Tăng năng lực sản xuất thép, đáp ứng được cơ bản nhu cầu trong nước ()

Sơn La: Vật liệu xây dựng tăng giá ảnh hưởng tới tiến độ các công trình xây dựng ()

Thừa Thiên Huế: Tăng cường kiểm tra các quy định pháp luật về giá đối với thép xây dựng ()

Quảng Trị: Nguồn đá làm VLXD thông thường chỉ đáp ứng chưa đến 40% cho nhu cầu ()

Lạng Sơn: Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh thép xây dựng ()

Cần tháo gỡ khó khăn do thiếu cát xây dựng trên địa bàn TP. Cần Thơ ()

Vĩnh Long: Thị trường vật liệu xây dựng thách thức doanh nghiệp xây dựng ()

Lực lượng QLTT tỉnh Đồng Nai tăng cường kiểm soát và ổn định thị trường sắt thép ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?