Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động giá

Giá cát khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã bị đẩy lên nhiều lần

16/06/2023 8:30:48 AM

Nguồn cung không đáp ứng đủ cầu, dẫn tới tình trạng khan hiếm cát đắp nền đường tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, giá cát đã bị đẩy lên nhiều lần so với trước khiến ngành Xây dựng đối mặt với nhiều khó khăn.


Trong giai đoạn 2022 - 2025, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ triển khai xây dựng và hoàn thành bảy dự án cao tốc với tổng chiều dài khoảng 463km. Đó là các dự án cao tốc: Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1, Cần Thơ - Cà Mau, Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1, đoạn Cao Lãnh - Lộ Tẻ, Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.

Theo ông Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường Việt Nam, khu vực ĐBSCL trong giai đoạn 2022 - 2025 sẽ cần khoảng 36 triệu m³ cát đắp nền cao tốc. Với việc sử dụng cát sông thì trữ lượng mỏ cát được cấp phép khai thác ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long... chỉ đáp ứng một phần.

Trữ lượng cát sông được các tỉnh nói trên cấp phép khai thác trong giai đoạn này khoảng 5,6 triệu m³, trung bình mỗi năm chỉ khai thác được 1,9 triệu m³.

Thời gian qua, Chính phủ đã đồng ý cho nâng công suất khai thác các mỏ khai thác cát sông lên gấp rưỡi so với trữ lượng khai thác đã cấp phép. Ngoài ra, một số mỏ cát đóng cửa cũng được xem xét cấp phép khai thác trở lại. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm cát vẫn chưa được khắc phục, giá cát vẫn "nhảy múa".

Cung không đủ cầu, dẫn tới tình trạng khan hiếm cát đắp nền đường tại ĐBSCL. Có thời điểm giá cát đắp nền công bố 80.000 đồng/m³, nhưng trên thị trường giá lên tới 240.000 đồng/m³, gấp 3 lần, ông Hà cho biết.

Lý giải về điều này, ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng cho hay, vật liệu san lấp, đắp nền cao tốc ở ĐBSCL chỉ có hai nguồn là đất đắp nền và cát hút từ lòng sông. Đất đắp nền trong vùng rất khan hiếm, phải khai thác từ Long An để vận chuyển đến công trường, vận chuyển rất xa, chi phí lớn.

Việc sử dụng cát biển thì có thể đáp ứng được yêu cầu nhưng khai thác cát biển với trữ lượng bao nhiêu, độ sâu ra sao để không gây sạt lở bờ biển là vấn đề cần được nghiên cứu, đánh giá kỹ.

ximang.vn (TH/ CafeLand)

 

Các tin khác:

Giá thép trong nước giảm 9 lần liên tiếp ()

Vật liệu xây dựng đội giá, nhiều dự án giao thông có nguy cơ dở dang ()

Giá thép xây dựng trong nước lại được điều chỉnh giảm lần thứ 8 liên tiếp ()

Lào Cai: Tăng cường quản lý giá vật liệu xây dựng ()

Giá thép giảm mạnh ngay trong mùa cao điểm xây dựng ()

Chênh lệch giá vật liệu xây dựng, nhà thầu xây dựng thua lỗ ()

Giá thép xây dựng trong nước giảm lần thứ 7 liên tiếp ()

Quảng Ngãi: Giá cát xây dựng dự báo khó hạ nhiệt ()

Giá thép xây dựng trong nước giảm lần thứ 6 liên tiếp ()

Vĩnh Phúc: Vật liệu xây dựng tăng giá làm khó nhà thầu thi công ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?