Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động giá

Đau đầu với điện sản xuất kinh doanh

24/06/2013 2:13:00 PM

Nhiều DN ngành sản xuất vật liệu xây dựng cho rằng, dù thời điểm 1/7 sắp đến gần, việc tăng hay không tăng giá điện vẫn chưa được quyết định cụ thể nhưng đây là vấn đề quan trọng, có tính chất thiết yếu đối với nhiều ngành sản xuất kinh doanh nên cần có lộ trình cụ thể, rõ ràng, nên tăng vào thời điểm nào cho phù hợp và tạo sự công bằng, bình đẳng giữa các ngành nghề, lĩnh vực thì mới có thể tạo động lực phát triển trong toàn xã hội.

Những cái chết được báo trước

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cả sản xuất lẫn kinh doanh thép từ đầu năm đến nay đều suy giảm khoảng 5-6% so với cùng kỳ. Sản phẩm tồn kho chất đống dẫn đến hoạt động của các DN trong ngành cầm chừng, thậm chí không ít nhà máy đã phải ngưng hoạt động do không cầm cự nổi.

Không chỉ có thép, một số DN, sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) nói chung như xi măng, gạch ngói, gốm sứ… đều lâm vào tình trạng khó khăn do tiêu thụ chậm và giảm nhiều so với trước đây bởi những hàng hóa này phụ thuộc rất lớn vào các dự án bất động sản và sự suy giảm nguồn cầu nghiêm trọng trong khi chi phí, giá thành ngày một tăng cao.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương về tình hình sản xuất, kinh doanh tháng 5/2013, tình hình sản xuất và tiêu thụ của ngành thép vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là việc nhập khẩu thép giá rẻ từ Trung Quốc.

Lượng thép xây dựng sản xuất tháng 5/2013 đạt 400.000 tấn, giảm 36.000 tấn so với tháng trước và giảm 33.700 tấn. Ước 5 tháng đầu năm sản xuất thép xây dựng đạt 1,88 triệu tấn, giảm 58.000 tấn so với cùng kỳ 2012. Bên cạnh đó, sức cầu thị trường yếu dẫn đến lượng thép tiêu thụ tháng 5/2013 chỉ đạt 380.000 tấn, giảm 40.000 tấn so với tháng trước.

Ước 5 tháng đầu năm nay tiêu thụ thép đạt 1,9 triệu tấn, giảm 32.000 tấn so với cùng kỳ 2012. Điều này đã khiến lượng tồn kho thép xây dựng đến cuối tháng 5 khoảng 310.000 tấn và lượng phôi tồn kho là 450.000 tấn.

Tuy nhiên, theo ông Trương Phú Cường - Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP. Hồ Chí Minh (SACA), ngành VLXD đang cố gắng cầm cự để vượt qua khó khăn và đang nhen nhóm hy vọng cùng với sự hồi sinh của ngành bất động sản với gói cứu trợ 30 nghìn tỷ đồng mà hệ thống ngân hàng đang tích cực triển khai; và các giải pháp tháo gỡ khó khăn về thuế, vốn, lãi suất, đầu ra… cho các DN sản xuất kinh doanh nói chung thì việc dự định tăng giá điện lại như “gáo nước lạnh” dội vào ngọn lửa đang được nhen lên.

Việc tăng giá điện dù nhiều hay ít đều có tác động trực tiếp và không nhỏ đến các ngành sản xuất nói chung và VLXD nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Cần một sân chơi bình đẳng hơn


Ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Thép Việt cho biết, theo Dự thảo về tăng giá điện của Bộ Công Thương tính trên giá điện bình quân hiện nay, giá điện cho sản xuất sẽ tăng thêm 2% - 7%, tùy mức điện áp và thời điểm sử dụng. Riêng giá điện cho sản xuất sắt thép, xi măng dự kiến sẽ cao hơn từ 2% - 16%.

Cụ thể, giá điện cho hai ngành này vào giờ bình thường và thấp điểm sẽ thấp hơn giá điện bình quân, nhưng vào giờ cao điểm được tính bằng 160% - 187% giá điện bình quân, tùy theo cấp điện áp… Trong khi đó, bình quân để luyện ra 1 tấn thép thành phẩm sẽ phải tiêu tốn khoảng 500 - 600 kW điện, đối với nhà máy có dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất cũng phải mất trung bình 300-350 kW/tấn thép.

Điều đó có nghĩa, việc tăng giá điện sẽ khiến chi phí sản xuất thép tăng vọt. Chi phí lúc này sẽ là bài toán đau đầu nhất với ngành sắt thép, xi măng chứ không còn là việc lo đầu ra hay hàng tồn kho nữa. Việc tăng giá điện, sẽ tác động nặng nề làm tăng cao chi phí đầu vào, đẩy DN đến chỗ “chết lâm sàng” ông Thái bức xúc.

Theo ông, dù là ngành sản xuất kinh doanh gì cũng cần được đối xử công bằng và bình đẳng, ngành điện không thể bằng cách tăng giá mà có thể bóp nghẹt những ngành sản xuất khác.

Đồng tình với quan điểm trên, nhiều DN ngành sản xuất VLXD cũng cho rằng, dù thời điểm 1/7 sắp đến gần, việc tăng hay không tăng giá điện vẫn chưa được quyết định cụ thể nhưng đây là vấn đề quan trọng, có tính chất thiết yếu đối với nhiều ngành sản xuất kinh doanh nên cần có lộ trình cụ thể, rõ ràng, nên tăng vào thời điểm nào cho phù hợp và tạo sự công bằng, bình đẳng giữa các ngành nghề, lĩnh vực thì mới có thể tạo động lực phát triển trong toàn xã hội.

Theo stockbiz.vn

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?