Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Xi măng Sông Gianh – Một chặng đường đổi mới

30/08/2013 8:25:56 PM

Sau 2 năm hoạt động theo mô hình cổ phần hóa, Thương hiệu Xi măng Sông Gianh đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường nhờ vào chiến lược kinh doanh hợp lý và chất lượng sản phẩm vượt trội dựa trên công nghệ sản xuất hiện đại của Châu Âu.

Dấu ấn công nghệ

Có thể nói Xi măng Sông Gianh là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam sản xuất xi măng bằng công nghệ lò quay hiện đại được đầu tư đồng bộ do hãng Polysius - Cộng hòa liên bang Đức (nhà cung cấp có hơn 150 năm kinh nghiệm về lĩnh vực thiết bị sản xuất xi măng trên thế giới) với toàn bộ thiết bị cũng như công nghệ sản xuất xi măng chất lượng cao.


Xi măng Sông Gianh được đóng bao theo dây chuyền tự động của Hãng Haver-boecker.

Theo đó, quy trình công nghệ sản xuất được tự động hóa đảm bảo tính chính xác cao thông qua hệ thống định lượng của hãng Schenck ( Đức) khi đá vôi, phụ gia đưa vào cổng nguyên liệu nhà máy. Ngoài ra, nhà máy được trang bị các phòng thí nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế ISO/IEC 17025-2005, số hiệu VILAS206. Vỏ bao xi măng được sản xuất trên dây chuyền tự động, loại bao giấy đạt tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống máy đóng bao gồm 3 máy 8 vòi, cấp bao tự động của Hãng Haver-boecker năng suất 100 tấn/giờ.

Ngoài thiết bị công nghệ hiện đại, Nhà máy XM Sông Gianh còn có một thuận lợi mà không phải nhà máy nào trong cả nước có được đó là sở hữu một nguồn nguyên liệu như đá vôi, đá sét, đá đen, quặng sắt, đá cao silic khai thác tại Quảng Bình, đá bazan khai thác tại Nghệ An, thạch cao khai thác tại Lào đều đạt chất lượng loại I cho sản xuất xi măng. Nguồn nguyên liệu này được Hãng Polysius kiểm nghiệm mẫu tại Đức và cho rằng đạt chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Với những ưu điểm về kỹ thuật công nghệ vượt trội và nguồn nguyên liệu có độ tinh khiết cao chính vì thế các dòng sản phẩm XM Sông Gianh chủng loại PCB30, PCB40, PC40, PC50 và clinker PCP50 có đặc tính vượt trội với độ dẻo bê tông cao hơn, có hệ số dư mác cao, cường độ cao, màu sắc đẹp, thích hợp cho mọi công trình dân dụng, công nghiệp, thủy điện, sân bay, bến cảng, đường giao thông nông thôn...

Hợp nhất thương hiệu

Được cổ phần hóa từ tháng 07/2011 đến nay, XM Sông Gianh chính thức bước sang trang sử mới. Vượt qua những khó khăn của thị trường và nội tại, với quyết tâm xây dựng thương hiệu XM Sông Gianh vững mạnh một cách toàn diện, Ban lãnh đạo Tổng công ty Miền Trung đã đề ra nhiều chiến lược phát triển. Chương trình hành động tạo sự đột phát mang tính quyết định đó là việc hợp nhất thương hiệu XM trong toàn hệ thống sản xuất xi măng của Tổng công ty và các đối tác sản xuất khác trong khu vực cùng mang thương hiệu XM Sông Gianh, một thương hiệu đã gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của Tổng Miền Trung từ năm 2006 đến nay.


Ông Nguyễn Trung Hậu, Tổng giám đốc Tổng công ty Miền Trung.

Các nhà máy sản xuất xi măng mang thương hiệu Sông Gianh của Tổng công ty hiện có 9 đơn vị tại Miền Trung như: Tại Quảng Bình có Nhà máy XM Sông Gianh, XM Áng sơn , Xi măng Cosevco 11, Nhà máy XM Văn Hóa; Tại Quảng Trị có Nhà máy XM Minh Hưng; Tại Đà Nẵng có Nhà máy XM Miền Trung, XM Đà Nẵng; Tại Quảng Ngãi có Nhà máy XM IDICO; Tại Phú Yên có XM Phú Yên. Sản phẩm chính được sản xuất gồm PCB30, PCB40, PC40/50, xi măng chuyên dụng và các tiêu chuẩn phù hợp để xuất khẩu ... Tất cả sản phẩm này được kiểm soát chặt chẽ bằng hệ thống kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 đảm bảo được sự đồng nhất chất lượng trên toàn thị trường với các tiêu chuẩn khắt khe nhất và đáp ứng được mọi nhu cầu về kỹ thuật trong quá trình sử dụng của thị trường. Ngoài ra, bộ phận công nghệ của Tổng công ty còn tham gia hướng dẫn cách thức sử dụng sản phẩm cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng xi măng chuyên dụng trong sản xuất công nghiệp, sản xuất các sản phẩm sau xi măng nhằm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm XM Sông Gianh .

Hợp nhất thị trường

Với chiến lược hợp nhất thương hiệu và chất lượng đã tạo tiền để thuận lợi cho công tác phát triển hệ thống kinh doanh và tăng trưởng sản lượng trong thời gian qua.Trước đây sản phẩm XM Sông Gianh chỉ tiêu thụ chủ yếu là tại Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng thì đến nay, thị phần được mở ra rộng khắp cả nước, từ Miền Trung đến Tây Nguyên, các tỉnh phía Nam và cả ở phía Bắc.Tốc tăng trưởng qua các năm cũng ngày càng tăng cao.Nếu như năm 2011 mức tăng trưởng về sản xuất và tiêu thụ chỉ đạt 5% thì năm 2012 tốc độ tăng trưởng đạt 20% và năm 2013 có mức tăng trưởng dự kiến khoảng 40%. Dù tình hình đầu tư, xây dựng của cả nước giảm sút ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy xi măng. Một số nhà máy sản xuất cầm chừng, sản phẩm tồn kho ngày càng nhiều nhưng đối với các nhà máy xi măng mang thương hiệu Sông Gianh vẫn hoạt động sản xuất và kinh doanh tương đối khả quan so với mặt bằng chung của ngành xi măng cả nước và có mức tăng trưởng cao đây là một tín hiệu lạc quan đối với sản phẩm mang thương hiệu xi măng Sông Gianh.


Toàn cảnh nhà máy XM Sông Gianh công suất 1,4 triệu tấn/năm.

Theo ông Phan Minh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty : Hiện nay, sản phẩm Sông Gianh được tiêu thụ qua 17 Nhà phân phối, 50 đại lý cấp 1 và 4.800 đại lý bán lẻ. Những năm qua, sản lượng tiêu thụ xi măng Sông Gianh luôn đạt tỷ lệ tăng trưởng tốt tại thị trường khu vực Miền Trung. Bên cạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước, sản phẩm còn được hướng đến xuất khẩu sang các thị trường Trung Đông, Châu Phi…. Trong đó phải kể đến một số quốc gia như Bangladesh, Indonesia, Australia. Riêng năm 2012 đã xuất khẩu được 230.000 tấn sản phẩm.Với chiến lược bán hàng hợp lý, thị phần xi măng Sông Gianh đang tăng trưởng và chiếm giữ trên 26% từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi và trên 15% từ Bình Định đến Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Tại Quảng Bình sản phẩm xi măng Sông Gianh chiếm 95% thị phần. Trong năm 2013, XM Sông Gianh phấn đấu đạt sản lượng tiêu thụ đạt 2.140 tấn sản phẩm, tăng trưởng 140 % so với 2012 .

Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay với sự tăng trưởng đó để thấy được nỗ lực của TCT nói chung và Xi măng Sông Gianh nói riêng trong việc lựa chọn cho mình một quyết sách đúng đắn nhằm duy trì sự ổn định phát triển của thương hiệu Sông Gianh trong thời gian qua. Trung thành với chính sách chất lượng cũng như xây dựng hệ thống khách hàng truyền thống là yếu tố quyết định duy trì sự ổn định cho Sông Gianh.

Trao đổi với Phóng viên Báo Xây dựng, ông Nguyễn Trung Hậu, Tổng Giám đốc Tổng công ty cho biết: Năm 2013 tình hình kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn thách thức ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xi măng. Vì thế, trong kế hoạch phát triển TCT đã đề ra những giải pháp chiến lược phù hợp với tình hình chung. Hiện nay TCT tiếp tục thực hiện công tác tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giữ vững và phát triển thương hiệu xi măng Sông Gianh, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao đảm bảo cho công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mới có thể cạnh tranh được với các sản phẩm xi măng khác trên thị trường.

An sinh – xã hội


Ngoài công tác sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cố định cho khoảng gần 2.000 cán bộ công nhân là người địa phương với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng, TCT còn quan tâm đến công tác xã hội. Trong năm 2013, Tổng công ty đã cùng chung tay xây dựng chương trình nông thôn mới trên toàn Miền Trung, cung cấp Xi măng với chính sách ưu đãi cho các tỉnh như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Tại Đà Nẵng, ủng hộ chương trình xây dựng nông thôn mới tại Huyện Hòa Vang với giá trị 120 triệu đồng. Ủng hộ cho học sinh nghèo tại Hà Tỉnh, Quảng Trị, Quảng Nam, tổng giá trị ủng hộ lên đến 200 triệu đồng. Sau các chương trình hỗ trợ này, Tổng công ty tiếp tục đồng hành với địa phương nơi có đơn vị thành viên đóng trụ sở sẽ hỗ trợ trong việc xây dựng nhà tình nghĩa, nhà văn hóa…

Hai năm có lẽ, một khởi đầu mới cho một mô hình hoạt động mới, tuy mới bắt đầu nhưng đã thấy được những mục tiêu, chiến lược phát triển đúng đắn của Tổng công ty. Vượt qua bao khó khăn và thách thức, XM Sông Gianh vẫn đứng vững và ngày càng vươn lên mạnh mẽ nhờ vào chính nội lực của mình. Điều này là phần thưởng xứng đáng khi Sông Gianh được xếp vào hàng ngũ những thương hiệu xi măng tốt nhất Việt Nam, được khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng sử dụng cho nhiều dự án trọng điểm. Với sự nổ lực này, trong thời gian không lâu nữa, thương hiệu XM Sông Gianh sẽ chắp cánh vươn xa trên thị trường quốc tế.

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?