Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Quy định pháp luật

Nghị định 26/2013/NĐ-CP:Cơ cấu lại lực lượng Thanh tra xây dựng

19/04/2013 7:52:20 AM

Sau hơn 5 năm thực hiện Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập lực lượng Thanh tra xây dựng (TTXD) cấp quận, huyện và xã, phường tại hai TP là Hà Nội và TP.HCM. Có thể sau thời gian hoạt động lực lượng TTXD đã đóng góp đáng kể cho việc lập lại và duy trì trật tự kỷ cương trong hoạt động xây dựng tại đô thị. Tuy nhiên, trong đó đã gặp phải một số bất cập yêu cầu cần phải chính quy hóa đội ngũ này, do đó mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 26/2013/NĐ-CP nhằm “cơ cấu” lại lực lượng TTXD một cách chính quy, đồng bộ.


Thời gian qua TTXD đã góp phần rất lớn trong duy trì trật tự xây dựng đô thị.

Nghị định 26/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/5/2013, sẽ thay thế Nghị định 46/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TTXD; và chấm dứt việc thực hiện Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập TTXD quận, huyện và TTXD xã, phường, thị trấn tại Hà Nội và TP.HCM. Sau ngày 15/5, Nghị định 26/2013/NĐ-CP có hiệu lực thì mô hình chỉ còn duy trì hai cấp là Thanh tra Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng. Theo đó lực lượng TTXD cấp phường, xã sẽ không còn duy trì như trước mà chuyển sang hoạt động theo tổ, đội do Sở Xây dựng quản lý trực tiếp.

Theo đó, cơ quan Thanh tra Nhà nước ngành Xây dựng bao gồm Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra Sở Xây dựng. Hai cơ quan này có con dấu và tài khoản riêng. Thanh tra Bộ Xây dựng có Chánh Thanh tra, Phó Chánh thanh tra, thanh tra viên, công chức, được tổ chức thành các phòng nghiệp vụ. Chánh Thanh tra, Phó Chánh thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Thanh tra Bộ có nhiệm vụ khảo sát, thu nhập thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra; thực hiện thanh tra chuyên ngành; tổ chức tập huấn nghiệp vụ về thanh tra cho công chức, thanh tra viên; chủ trì hoặc tham gia các đoàn thanh tra liên ngành…

TTXD cấp quận, huyện hiện đang trực thuộc UBND cấp quận, huyện quản lý trực tiếp sắp tới sẽ được tổ chức lại thành các đội do Sở Xây dựng quản lý. Riêng Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội và TP.HCM được tổ chức các đội đặt tại địa bàn cấp huyện.

TS Phạm Gia Yên - Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, việc thí điểm thành lập lực lượng TTXD cấp quận, huyện, xã, phường tại Hà Nội và TP.HCM đã thực hiện hơn 5 năm. Báo cáo tổng kết của hai TP này khẳng định các lực lượng trên đã hoạt động hiệu quả trong quản lý trật tự xây dựng. Bộ Xây dựng cũng thống nhất ý kiến trên trong báo cáo gửi Chính phủ. Nhưng tới nay thời gian thí điểm đã kéo dài, trong khi Luật Thanh tra quy định TTXD chuyên ngành chỉ có hai cấp là cấp bộ và cấp sở. Vì vậy nghị định không thể quy định khác.

Ngoài ra Nghị định 26/2013/NĐ-CP cũng quy định rõ, những nội dung thanh tra chuyên ngành Xây dựng: Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở, kinh doanh BĐS, sử dụng công sở…; thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khai thác khoáng sản làm VLXD, sản xuất VLXD, kinh doanh VLXD có điều kiện theo quy định của pháp luật.

Về phê duyệt kế hoạch thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15/11 hàng năm; Thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm trình Giám đốc Sở phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 5/12 hàng năm. Kế hoạch thanh tra của sở nếu chồng chéo với kế hoạch thanh tra của Bộ Xây dựng thì thực hiện theo kế hoạch thanh tra của Bộ Xây dựng. Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Xây dựng với các cơ quan thanh tra của địa phương.

Sau ngày 15/5, Nghị định 26/2013/NĐ-CP có hiệu lực thì mô hình thanh tra xây dựng chỉ còn duy trì hai cấp là Thanh tra Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng.

Theo baoxaydung

 

Các tin khác:

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 23/2009/NĐ-CP:Sẽ có chế tài xử phạt nếu huy động vốn trái luật ()

Xây dựng Dự án Luật Tố tụng lao động: Sẽ hỗ trợ công đoàn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ ()

Thực hiện Thông tư số 09/2012/TT-BXD: Ngành xây dựng đã làm chủ được công nghệ sản xuất VLXKN ()

Quy hoạch xây dựng đô thị từ cơ chế đặc thù được xác lập trong Luật Thủ đô ()

“Nóng” với quy định sử dụng VLXD không nung ()

Tháng 5/2013 phải hoàn tất sửa Luật Đất đai ()

Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng ()

Xây dựng từ 9 tầng trở lên buộc phải sử dụng vật liệu không nung ()

Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng về việc "Quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng" ()

Cấp giấy phép xây dựng theo Nghị định 64/2012/NĐ-CP: Quy rõ trách nhiệm của từng đối tượng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?