Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

Phát triển ngành vật liệu xây dựng cần sớm hoàn thiện về chính sách

07/09/2020 11:36:07 AM

Số liệu thống kê từ Bộ Xây dựng cho thấy, ngành sản xuất vật liệu xây dựng chiếm từ 60 - 70% trong cơ cấu giá thành công trình xây dựng nhưng đa phần các dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng đều có quy mô nhỏ, hạn chế về đầu tư công nghệ.

Nhiều dây chuyền quy mô nhỏ

Số liệu thống kê từ Bộ Xây dựng cho thấy, ngành sản xuất vật liệu xây dựng chiếm từ 60 - 70% trong cơ cấu giá thành công trình xây dựng nhưng đa phần các dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng đều có quy mô nhỏ, hạn chế về đầu tư công nghệ. 

Đơn cử, mỗi năm cả nước sử dụng khoảng 140 triệu tấn mét khối bê tông, trong đó 50% được sản xuất thủ công, nhiều dây chuyền lạc hậu. Hay như ngành sản xuất xi măng, là một trong những sản phẩm chủ lực tham gia vào quá trình xuất khẩu vật liệu xây dựng nhưng lại có đến 57/84 dây chuyền trên cả nước công suất dưới 5.000 tấn clinker/ngày. Chỉ tính riêng dây chuyền công suất nhỏ từ 500 - 1.700 tấn clinker/ngày cũng chiếm tới 29/84.


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nhiều giải pháp để phát triển ngành sản xuất  bền vật liệu xây dựng vững. Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng trong thời gian tới tập trung vào tiếp cận và ứng dụng nhanh nhất các thành tựu khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, triệt để tiết kiệm sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, nhiên liệu, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình khai thác… Đặc biệt sẽ loại bỏ hoàn toàn những công nghệ lạc hậu, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho hay.

Đòn bẩy từ chính sách

Chủ tịch Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam, TS. Võ Quang Diệm cho rằng, Nhà nước cần phải sớm hoàn thiện thể chế, chính sách đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và chi tiết đến từng lĩnh vực, sản phẩm, giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng trong chiến lược phát triển đồng thời yên tâm trong quá trình đầu tư thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ. 

Hiện nay, chính sách cho phát triển vật liệu xây dựng nói chung vẫn còn nhiều lỗ hổng, ví dụ như chính sách về sử dụng amiăng trắng có kiểm soát chưa được ổn định, khiến cho doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng mà không dám đầu tư đổi mới công nghệ. Vì vậy, Nhà nước cần sớm có sự phân loại rõ ràng từng loại vật liệu xây dựng được phép và không được phép sản xuất, tiêu thụ, để doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất, TS Võ Quang Diệm nhìn nhận.

Được biết, chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 được Chính phủ ban hành mới đây, tập trung vào 7 giải pháp, gồm: Hoàn thiện thể chế, chính sách; Khai thác tài nguyên khoáng sản hiệu quả, tiết kiệm; Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng trong nước và xuất khẩu; Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cao năng lực chế tạo thiết bị; Bảo vệ môi trường trong sản xuất.

Để thực hiện hiệu quả 7 giải pháp này, theo KTS Trần Hoàng - Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam không đơn giản, bởi chất lượng và giá thành của những công trình xây dựng có ảnh hưởng rất lớn từ chất lượng của các loại vật liệu xây dựng. Muốn nâng cao chất lượng buộc phải đầu tư, đổi mới về dây chuyền công nghệ sản xuất. 

Cơ chế, chính sách sẽ là đòn bẩy cho quá trình phát triển của ngành vật liệu xây dựng. Bên cạnh cơ chế hỗ trợ đầu tư, sản xuất, Nhà nước cần phải tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, đưa ra dự báo trung - dài hạn đối với từng loại vật liệu xây dựng, tránh trường hợp để doanh nghiệp đầu tư tràn lan lãng phí mà hiệu quả không cao, KTS Trần Hoàng nhìn nhận.

ximang.vn (TH/ KTĐT)

 

Các tin khác:

Hải Phòng: Quyết liệt xóa bỏ lò vôi thủ công ()

Quảng Bình: Nâng cao hiệu quả quản lý vật liệu xây dựng ()

Chiến lược phát triển VLXD: Đổi mới công nghệ sản xuất clinker, không xuất khẩu cát tự nhiên ()

Quảng Trị: Nâng cao hiệu quả quản lý vật liệu xây dựng ()

Bắc Giang quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đến năm 2020 ()

Quảng Ninh đề nghị Bộ Xây dựng xem xét 2 dự án dây chuyền 2 của nhà máy Xi măng Hạ Long và Thăng Long ()

Thanh Hóa: Quy định thời gian khai thác cát, sỏi trong năm ()

Lào Cai: Ban hành kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng ()

UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo tăng cường quản lý khai thác khoáng sản ()

Vấn đề quy hoạch vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?