Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

Đề xuất quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản

21/05/2020 8:06:34 AM

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 (Luật Khoáng sản 2010) được Quốc hội khóa XII ban hành ngày 17/11/2010 có hiệu lực là một dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản. Một điểm mới cơ bản của Luật là về nguyên tắc, việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản phải thực hiện trên cơ sở đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Theo đó, quy định tại Khoản 1 Điều 78 của Luật Khoáng sản là việc triển khai công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản được thực hiện ở cả khu vực chưa thăm dò khoáng sản và khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Sau khi Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản có hiệu lực ngày 15/5/2012 (Nghị định số 22/2012/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã chỉ đạo triển khai ngay công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Sau 7 năm triển khai thực hiện, từ năm 2014 đến 2019 (số liệu tính đến ngày 30/6/2019), Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương đã phê duyệt kế hoạch đấu giá với 582 khu vực khoáng sản, trong đó đã đấu giá thành công 304 khu vực (gồm 13 loại khoáng sản) đạt 52,23% kế hoạch. Trong đó: Đấu giá tại các khu vực đã có kết quả thăm dò 56 khu vực (chiếm 18,4%), số tiền đạt được là 272,516 tỷ đồng; đấu giá tại các khu vực chưa có kết quả thăm dò 248 khu vực (chiếm 81,6%), số tiền dự tính đạt được là 768,306 tỷ đồng. Tổng giá trị xác định thông qua đấu giá 304 khu vực ước đạt 1.040,823 tỷ đồng; so với tổng giá trị khởi điểm dự tính là 576,504 tỷ đồng tăng 466,210 tỷ đồng (tăng 80,86 % so với giá khởi điểm). Nói cách khác thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã tăng thu cho ngân sách nhà nước 466,210  tỷ đồng. Căn cứ vào kết quả đấu giá và kết quả thăm dò sau đấu giá, các địa phương đã cấp phép khai thác khoáng sản 152 mỏ (đạt 50%) và thu về ngân sách nhà nước 354,358 tỷ đồng.


Tuy nhiên, Nghị định số 22/2012/NĐ-CP được ban hành trên cơ sở của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. Đến nay, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP đã hết hiệu lực.

Luật Đấu giá tài sản năm 2016 có hiệu lực từ ngày 01/7/2017. Theo đó, tại Điều 3 Luật quy định:

1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về trình tự, thủ tục đấu giá của Luật này và quy định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Việc đấu giá đối với chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán; việc đấu giá đối với tài sản nhà nước ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.”.

Như vậy, về nguyên tắc trình tự, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải tuân thủ quy định của Luật Đấu giá. Mặt khác, một số quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tại Nghị định số 22/2012/NĐ-CP không còn phù hợp, cụ thể như các quy định về: Tiền đặt trước; đối tượng tham gia đấu giá; bán hồ sơ mời tham gia đấu giá; thành lập Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản; công khai danh sách tổ chức, cá nhân được tham gia phiên đấu giá...

Để khắc phục những bất cập, hạn chế nêu trên, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản để phù hợp với Luật đấu giá tài sản là cần thiết.

ximang.vn (TH/ Chính phủ)

 

Các tin khác:

UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận cho Tổng Công ty FiCO tiếp tục được khai thác mỏ đá Sông Trầu ()

Sơn La: Tăng cường quản lý Nhà nước về khoáng sản ()

TP.HCM: Khuyến khích sử dụng tro, xỉ làm vật liệu san lấp thay thế cát ()

Phú Yên: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về cát, sỏi lòng sông ()

Điện Biên: Tăng cường quản lý, khai thác khoáng sản ()

Thái Nguyên không đầu tư các dự án sản xuất vật liệu xây dựng công nghệ lạc hậu ()

TP.HCM phát triển thị trường VLXD công nghệ hiện đại ()

Hà Giang kiên quyết xóa bỏ các lò gạch, lò vôi thủ công ()

Khuyến khích doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng áp dụng công nghệ mới ()

Thừa Thiên - Huế ban hành Kế hoạch về việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2020 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?