Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Đơn vị ngành

Công ty cổ phần xi măng Chiềng Sinh

20/04/2011 3:44:46 PM

Giám đốc:  Bùi Văn Chương
Địa chỉ:  KM9, X Chiềng Sinh, TX Sơn La, Sơn La
Điện thoại:  022.3874970
Số Fax:  022.3874418
Ngày thành lập: Năm 1973
Công suất thiết kế:
82.000 tấn xi măng/ năm
220 tấn clanke/ ngày

Giới thiệu công ty.

Ngày 7/10/2009, CT CP Xi măng Chiềng Sinh (Sơn La) thuộc TCT XD CTGT 1 đã tổ chức trao tặng nhà “Đại đoàn kết” cho bà Vũ Thị Thoa, thuộc hộ gia đình nghèo là công nhân phân xưởng nguyên liệu Nhà máy Xi măng Chiềng Sinh. Căn nhà trị giá gần 40 triệu đồng, do CBCNV trong CT đóng góp và trích một phần quỹ phúc lợi của CT.

Đây là lần thứ 3 CT tặng nhà cho gia đình nghèo của địa phương trong 2 năm qua. Hưởng ứng lời kêu gọi “Uống nước nhớ nguồn”; “Lá lành đùm lá rách”; “Xây nhà Đại đoàn kết tặng hộ nghèo” do MTTQVN và TLĐLĐVN phát động, trong 3 năm (2007 - 2009) CT CP Xi măng Chiềng Sinh đã có nhiều hoạt động xã hội thiết thực. CT đã trích từ quỹ phúc lợi trên 550 triệu đồng ủng hộ đồng bào các địa phương bị bão lụt, thiên tai và làm công tác từ thiện, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Nhà máy xi măng Chiềng Sinh (Công ty cổ phần xi măng Chiềng Sinh) được xây dựng và đi vào sản xuất từ năm 1997, với công nghệ xi măng lò đứng, công suất 8,2 tấn/năm. Sau hơn chục năng hoạt động, dây chuyền sản xuất, thiết bị của nhà máy đã cũ và xuống cấp, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm và môi trường.

Hơn hai năm qua, thực hiện triệt để tiết kiệm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động, đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Công ty đã tích cực nghiên cứu tìm ra các giải pháp khắc phục tình trạng trên.

Một trong những thành công quan trọng nhất của Công ty là cải tiến công nghệ và dây chuyền sản xuất, thực hiện nghiêm chế độ bảo trì, bảo dưỡng, góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao công suất của các dây chuyền. Việc thực hiện tiết kiệm nguyên, vật liệu được Công ty quán triệt đến từng bộ phận, các phân xưởng đều xây dựng kế hoạch sản xuất hằng tháng, giảm tối đa sản xuất vào giờ cao điểm; quy định kích cỡ nguyên liệu trước khi đưa vào nghiền được thực hiện nghiêm túc; khâu khai thác đất chỉ thực hiện vào mùa khô, bảo đảm cho sản xuất trong năm để giảm chi phí về điện, nhân công trong quá trình sấy nguyên liệu. Việc khai thác đá được cải tiến quy trình khoan nổ, bốc xếp, vận chuyển, số lượng công nhân giảm từ 70 người xuống còn 16 người và bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình khai thác. Phân xưởng nguyên liệu, trước đây là bộ phận gây ô nhiễm môi trường nặng nề nhất, hàng ngày thải ra một khối lượng lớn khói bụi, đến nay, nhờ áp dụng công nghệ phun sương và lọc bụi qua buồng lắng đã giảm trên 90% lượng bụi và thu hồi được nguyên liệu. Phân xưởng nghiền nguyên liệu và thành phẩm được đầu tư cải tạo lại toàn bộ dây chuyền và hệ thống lọc bụi tĩnh điện, nên nhà máy đã khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường, cải thiện đáng kể điều kiện làm việc cho người lao động. Bên cạnh đó, Công ty đầu tư nâng cấp hệ thống thiết bị máy nghiền xi măng góp phần nâng công suất từ 12 tấn lên 17 tấn/giờ, hàng tháng tiết kiệm 50 triệu đồng tiền điện.

Ông Lê Huy Tuấn, Trưởng phòng Kế hoạch – Kinh doanh cho biết: Qua cải tiến dây chuyền, áp dụng công nghệ sản xuất mới và triệt để tiết kiệm chi phí đầu vào, năm 2009, Công ty tiết kiệm gần 1,5 tỷ đồng tiền điện so với năm 2008. Về nguyên liệu, trước đây, Công ty mua than tại Quảng Ninh, đến nay chuyển sang mua than Suối Bàng (Mộc Châu) chất lượng cũng tương đương, nhưng giá rẻ hơn và giảm được chi phí vận chuyển, năm 2010, dự kiến Công ty sẽ tiết kiệm gần 10 tỷ đồng.

Từ việc đổi mới công tác quản lý, triệt để thực hiện tiết kiệm chi phí đầu vào, nên hai năm qua, Công ty cổ phần xi măng Chiềng Sinh đã có điều kiện đầu tư cải tiến công nghệ và quan tâm đến vấn đề môi trường. Hiện nay, nhà máy đang thực hiện sản xuất với 115% công suất. Công ty đang đầu tư hơn 4 tỷ đồng triển khai dự án xử lý khói lò nung, đến cuối năm sẽ hoàn thành, bảo đảm các quy định về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, đời sống của người lao động được nâng lên, năm 2008, thu nhập bình quân của công nhân 1,6 triệu đồng/tháng, 6 tháng năm 2010 tăng lên trên 2,6 triệu đồng và chi trả cổ tức cho cổ đông đạt 12%/năm./

LT ( Tổng hợp)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?