Theo các nghiên cứu độc lập của Hội đồng Năng lượng, Môi trường và Nước (CEEW), các nhà máy xi măng và thép của Ấn Độ sẽ cần đầu tư 47.000 tỷ INR (627 tỷ USD) chi phí vốn (capex) để đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0.

Nghiên cứu cũng cho thấy có thể giảm 8 - 25% lượng khí thải thép và giảm 32% lượng khí thải xi măng mà không cần tăng giá bằng cách áp dụng các công nghệ hiệu quả như thu hồi nhiệt thải (WHR), điều khiển tiết kiệm năng lượng. Hơn nữa, có thể đạt được mức giảm 33% lượng khí thải carbon của ngành công nghiệp thép và xi măng chỉ với 8,5% tổng vốn đầu tư bổ sung và 30% lượng mở bổ sung hàng năm. Mức giảm này có thể đạt được mà không cần xem xét đến nhu cầu thu hồi carbon và nguồn cung cấp nhiên liệu và nguyên liệu thô thay thế cần thiết.
Tiến sĩ Arunabha Ghosh, Giám đốc điều hành của CEEW giải thích, việc khử carbon cho các ngành công nghiệp thép và xi măng của Ấn Độ sẽ không chỉ giúp nước này đáp ứng tham vọng về khí hậu mà còn giúp các ngành công nghiệp của nước này có khả năng cạnh tranh trên thị trường và sẵn sàng cho tương lai trong một thế giới với các quy định ngày càng hướng tới sự bền vững.
Nghiên cứu cho thấy khoảng 50% các nhà máy xi măng ở Ấn Độ cần tiếp cận các đường ống CO2 để thu hồi và lưu trữ carbon. Những đường ống này có thể được xây dựng bằng cách sử dụng lộ giới của đường ống khí đốt tự nhiên hiện có. Theo CEEW, Chính phủ Ấn Độ nên phát triển chính sách và đẩy nhanh việc thiết lập hệ sinh thái CCUS để giảm hơn một nửa lượng khí thải từ các nhà máy thép và xi măng hiện có.
ximang.vn (TH/ Cemnet)