Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Thị trường thép đang mất cân đối

15/08/2011 9:52:09 AM

Xu hướng tiêu thụ giảm là nhận định chung của nhiều chuyên gia và DN khi nói về tình hình thép những tháng cuối năm.

Khảo sát thị trường thép cho thấy, giá thép hiện bán ra phổ biến ở mức 15,6 - 16,8 triệu đồng/tấn. Giá bán lẻ dao động từ 18 - 18,7 triệu đồng/tấn. Các nhà phân phối lẻ đang giảm khoảng 100.000 đồng đến 200.000 đồng mỗi tấn để đẩy mạnh tiêu thụ.

Phần lớn các DN sản xuất thép vẫn giữ giá bán từ cuối tháng 3/2011 đến nay; đồng thời tăng chiết khấu bán hàng, hỗ trợ chi phí vận chuyển... cho các đại lý để đẩy mạnh tiêu thụ. Mặc dù đã giảm giá mạnh, song các đại lý thép vẫn “kêu” không tiêu thụ được, sức tiêu thụ trên thị trường giảm mạnh so với những tháng trước đây

Theo Hiệp hội Thép VN (VSA), lượng thép tiêu thụ trong tháng 7 đạt khoảng 270.000- 300.000 tấn, ngang ngửa với tháng 6. So với tháng 5, lượng thép dùng trong hai tháng gần đây, giảm hơn 100.000 tấn. Dự kiến trong tháng 8, lượng tiêu thụ sẽ giảm so với những tháng trước.

Một lý do khác được VSA đưa ra là do tình hình lạm phát trong nước tăng cao, Chính phủ phải áp dụng nhiều biện pháp để kiềm chế, trong đó có việc thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công, tạm dừng, hoãn các công trình chưa thật cần thiết; chính sách thắt chặt tín dụng của ngân hàng đối với các dự án bất động sản và một phần do bắt đầu mùa mưa bão nên tiêu thụ thép giảm mạnh.

Không chỉ thị trường trong nước rơi vào cảnh ảm đạm, phôi và thép phế trên thị trường thế giới đang có dấu hiệu chững lại. Cụ thể, phôi hiện bán với giá 670 - 690 USD/tấn. Thép phế cũng dao động từ 470 đến 490 USD/tấn. “Nguyên liệu đầu vào chững lại, lượng tiêu thụ giảm nên thời gian tới, thép sẽ đứng giá, thậm chí có những DN chiết khấu mạnh để kích cầu" - một DN cho hay.

Tại hội thảo "Nhận định các kênh đầu tư 2011" do Sở giao dịch hàng hóa và VCCI tổ chức mới đây, ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép VN một lần nữa cảnh báo về tình hình cung vượt cầu trong ngành thép."Lượng ngoại tệ để nhập nguyên liệu và sản phẩm thép trong nước chưa sản xuất được lên đến 7 tỉ USD, trong khi chúng ta chỉ xuất được hơn 1 triệu tấn thép, trị giá 1 tỉ USD. Tính ra trung bình ngành thép nhập siêu 6 tỉ USD/năm. Tình hình kinh tế những tháng cuối năm 2011 có thể vẫn gặp nhiều khó khăn nên tiêu thụ thép cả năm 2011 sẽ giảm so với năm 2010" - ông Cường nói.

Theo VSA, một trong những lý do khiến thép thừa là do các dự án cấp cho ngành thép vẫn đang nhiều và mất cân đối. Cụ thể, hiện có 32 dự án không thuộc danh mục quy hoạch đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tập trung ở các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương... Trong số này có hơn 20 dự án là địa phương cấp sai thẩm quyền, nghĩa là đáng lẽ trước khi cấp phép, địa phương cần phải xin ý kiến bộ chuyên ngành như Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường... và báo cáo Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Nhưng địa phương cứ làm theo nguyên tắc dự án nào dưới 1.500 tỉ đồng là... tự quyết định cấp hay không cấp phép mà không hỏi ý kiến Trung ương.

Cũng theo VSA, trong bối cảnh thép đang thừa như vậy, Nhà nước cần có biện pháp khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm thép sang các nước trong khu vực và thế giới. Những biện pháp đó có thể là giảm thuế GTGT cho sản phẩm thép xuất khẩu, ưu đãi thuế xuất khẩu, hỗ trợ cho DN thép để có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường xuất khẩu thép thế giới (bằng các chương trình xúc tiến thương mại). Trước đây, các DN chỉ có thể xuất thép sang Lào, Myanmar... nhưng nay đã có thể đưa vào các thị trường khó tính như Mỹ, Trung Đông, EU... Điều này chứng tỏ ngành thép có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới nếu có sự đầu tư đúng hướng cùng những chính sách tạo điều kiện phù hợp với cam kết gia nhập WTO.

Cùng với đó, việc chấn chỉnh quy hoạch ngành thép cũng là việc cần phải làm ngay và mang tính cấp bách lúc này, đặc biệt là các dự án được các địa phương cấp phép. Để giải quyết, theo các chuyên gia cần kiên quyết thu hồi những giấy phép không có trong quy hoạch hoặc không thực hiện đúng quy trình thủ tục đầu tư theo quy định. Đặc biệt là các dự án sản xuất thép xây dựng, ống thép, thép cán nguội, thép mạ kim loại và tôn phủ màu do đã quá thừa trong ít nhất 5 năm tới.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp


 

Các tin khác:

Xi măng, thép thừa hàng, thiếu người mua ()

Không đánh thuế xuất khẩu thép, xi măng ()

Dự báo cho sản xuất xi măng trong nước của Việt Nam thấp ()

VSA: 20% doanh nghiệp thép có thể bị phá sản ()

Thị phần của Vicem giảm 1,3% ()

Năm 2011: Các doanh nghiệp thuộc bộ Xây dựng giảm kế hoạch đầu tư hơn 12 nghìn tỷ đồng ()

Bộ Xây dựng giao ban trực tuyến công tác 6 tháng đầu năm 2011. ()

Khánh thành Nhà máy sản xuất gạch bê tông nhẹ khí chưng áp Phúc Sơn ()

Ngành thép: Nhức nhối chuyện dư thừa dự án ()

Ngành VLXD sẽ là thế mạnh của TP.HCM ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?