Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Ngày 28/9: Hội thảo “Xu hướng công nghệ vật liệu trong công trình xây dựng”

24/09/2022 1:04:21 PM

Ngày 28/9, dưới sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Xây dựng, Vụ Vật liệu xây dựng sẽ tổ chức Hội thảo “Xu hướng công nghệ vật liệu trong công trình xây dựng” tại Hà Nội.


Hội thảo sẽ có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng; Lãnh đạo Vụ Vật liệu xây dựng, các Cục, Vụ, Viện liên quan thuộc Bộ Xây dựng; các chuyên gia vật liệu xây dựng, chuyên gia về kiến trúc; đại diện lãnh đạo các Tập đoàn xây dựng - bất động sản trong và ngoài nước; các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Các Công ty thiết kế, kiến trúc xây dựng; Đại diện các Hiệp hội ngành nghề: Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, Hội Vật liệu xây dựng; Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Kiến trúc sư…cùng hơn 30 cơ quan Báo chí, truyền thông đến dự và tác nghiệp đưa tin, bài.

Theo Ban tổ chức Hội thảo, trước thực trạng biến đổi của khí hậu đã làm cho môi trường sống của con người ngày càng bị đe dọa, tạo sức ép buộc các quốc gia phải chú trọng phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh.

Do đó, phát triển các loại vật liệu xây dựng thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường là xu thế tất yếu, là mục tiêu hướng tới của ngành Công nghiệp Sản xuất Vật liệu xây dựng.

Để đạt được mục tiêu này, các sản phẩm công nghê - vật liệu phải đáp ứng được yêu cầu: Tiêu tốn ít năng lượng hơn cho việc tạo ra nó và giúp tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ cho công trình xây dựng khi đưa vào sử dụng.

Ngày 18/8/2020, tại Quyết định 1266/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.

Mục tiêu chung của Chiến lược trên nhằm phát triển ngành Công nghiệp Sản xuất Vật liệu xây dựng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước.

Cùng đó, loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế.

Mặt khác, hạn chế xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu là tài nguyên khoáng sản không tái tạo. Những sản phẩm nào sử dụng quá nhiều năng lượng và không có giá trị cao thì sẽ không được ưu tiên xuất  khẩu.

Đáng chú ý, Chiến lược cũng nêu rõ những tiêu chí cho các ngành sản xuất và định hướng phát triển cụ thể. Đây chính là những yêu cầu lớn đặt ra không chỉ cho các nhà sản xuất mà còn của các nhà khoa học cần phải quan tâm giải đáp.

Trong đó, về phía nhà quản lý cần phải có những nghiên cứu, đề xuất, chính sách để thúc đẩy quá trình quá trình sản xuất xanh và ưu tiên sử dụng các sản phẩm xanh.

Đồng thời, người tiêu dùng cũng cần nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc lựa chọn và sử dụng những sản phẩm xanh, thân thiện để cùng chung tay bảo vệ môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp và phát triển bền vững.

Theo số liệu thống kê gần đây cho thấy, hiện nay nguồn vốn đầu tư cho xây dựng chiếm tới 70% tỷ trọng đầu tư công của Nhà nước, trong đó, chi phí cho vật liệu xây dựng chiếm từ 30 - 50% tổng đầu tư xây dựng.

Khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nền kinh tế đã bước sang trạng thái “bình thường mới” thì hoạt động sản xuất, giới thiệu quảng bá những sản phẩm, công nghệ và xu hướng mới của vật liệu xây dựng được doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển, thu hút sự quan tâm đông đảo từ người dân, cộng đồng.

Chính vì vậy, với chủ đề “Xu hướng công nghệ - vật liệu trong công trình xây dựng”, Hội thảo sẽ tập trung đi sâu phân tích thực trạng thị trường vật liệu xây dựng hiện nay và giới thiệu những xu hướng công nghệ vật liệu xây dựng mới, ứng dụng trong kiến trúc và công trình xây dựng.

Đây cũng là dịp để các nhà quản lý lắng nghe ý kiến từ nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng xoay quanh câu chuyện sản xuất kinh doanh, trong đó có những bất cập, vướng mắc trong sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng trong bối cảnh hiện nay.

ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Khan hiếm vật liệu xây dựng tại nhiều công trình, dự án ()

Đồng Tháp đề xuất các tỉnh ĐBSCL hỗ trợ nguồn cát xây dựng ()

Phú Yên đấu giá 11 mỏ đất làm vật liệu xây dựng ()

Xi măng Long Sơn tổ chức lễ nhóm lò, chính thức đưa dây chuyền 4 vào vận hành ()

Điểm tin trong tuần ()

Thí điểm sử dụng cát biển phục vụ đắp nền đường cao tốc Bắc - Nam ()

Hội thảo “Đồng xử lý nhiên liệu thay thế, nguyên liệu thô trong ngành xi măng Việt Nam” ()

Triển lãm Quốc tế Vietbuild Hà Nội 2022 lần thứ 2 quy tụ gần 1.500 gian hàng ()

Thẩm định đề án thăm dò khoáng sản tại Thanh Hóa và Hòa Bình ()

Giá than tăng khiến ngành xi măng khó thở ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?