Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Ngành nào sẽ khởi sắc trong năm 2014

21/02/2014 5:37:53 PM

Nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã kỳ vọng triển vọng lạc quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014. Đây là thời kỳ bắt đầu phục hồi của các doanh nghiệp và lao động trong doanh nghiệp cũng được dự báo sẽ tăng quy mô trong năm 2014. Ở một số ngành, như khoáng sản - xăng dầu; sắt thép - vật liệu xây dựng...các doanh nghiệp tỏ ra khá lạc quan.

Đầu năm 2014, bức tranh kinh tế thế giới được bao trùm bởi gam màu tươi sáng, được tô điểm bằng niềm tin vào đà phục hồi sẽ tiếp tục mạnh hơn ở các nền kinh tế lớn như Mỹ và Nhật Bản, bằng hy vọng về con đường bằng phẳng hơn cho kinh tế châu Âu và cả sự lạc quan về triển vọng tăng trưởng nhanh hơn ở các nền kinh tế mới nổi.

Việt Nam cũng được nhiều chuyên gia đánh giá là sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn trong năm 2014. Bằng việc điều tra với quy mô 3.000 doanh nghiệp trong khuôn khổ xây dựng các bảng xếp hạng Fast 500 (doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam) và VNR 500 (doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam) do công ty Vietnam Report thực hiện, đại diện các doanh nghiệp lớn đã có chia sẻ sự lạc quan triển vọng và định hướng kinh doanh trong năm 2014.

Năm 2014: Doanh nghiệp kỳ vọng tăng doanh thu

Theo báo cáo nghiên cứu về niềm tin kinh doanh năm 2014 của Vietnam Report, tỷ trọng doanh nghiệp có doanh thu cao năm trước trong cuộc điều tra vào tháng 1/2014 cao hơn đáng kể so với con số tương tự trong cuộc điều tra tiến hành vào tháng 1 năm 2013.

Trong cuộc điều tra năm 2013,  hơn 65% số DN được hỏi cho biết, doanh thu trong năm 2012 của họ cao hơn so với 2011. Số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh kém hơn năm 2011 là gần 13%.

Tuy nhiên, tại thời điểm đầu năm 2014, có tới 82% đại diện doanh nghiệp cho biết doanh thu năm 2013 của họ cao hơn năm 2012 và chỉ có 6% số doanh nghiệp có doanh thu 2013 giảm đi so với năm trước.

Theo Vietnam Report, kết quả kinh doanh tốt năm 2013 đã tiếp thêm niềm tin và hi vọng cho các doanh nghiệp trong năm 2014. Các DN cũng tỏ ra lạc quan hơn khi được hỏi về triển vọng kinh doanh của DN trong năm 2014. Tại cuộc điều tra doanh nghiệp lớn vào tháng 1/2014, gần 86% số DN được hỏi kỳ vọng doanh thu sẽ tăng hơn trong năm 2014, trong khi chỉ có chưa đến 5% số DN e ngại khả năng doanh thu sẽ giảm sút trong năm 2014.

 
Doanh thu của các doanh nghiệp so với năm trước


Doanh nghiệp tăng quy mô: Cơ hội việc làm lớn hơn

Luôn được đánh giá là nguồn lực quan trọng giúp DN tăng trưởng bền vững, lao động trong DN cũng được dự báo sẽ tăng quy mô trong năm 2014 (chiếm 57% số DN tham gia khảo sát). Đây cũng là hi vọng cho Chính phủ, bởi nếu kế hoạch tăng quy mô lao động được thực hiện, số lao động thất nghiệp hiện nay sẽ giảm bớt, và các gánh nặng về an sinh xã hội cũng được cải thiện.


 Dự báo về quy mô lao động của DN trong năm 2014. Nguồn Vietnam Report


3 yếu tố đóng góp cho tăng trưởng doanh thu


Nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi và quan hệ khách hàng, và mở rộng thị trường trong nước là 3 yếu tố chính đóng góp cho sự tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp lớn trong thời gian qua.

Có tới 87,3% số DN được hỏi cho biết việc nâng cao hiệu quả quản lý đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong tăng trưởng doanh thu trong năm 2013 của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi và quan hệ khách hàng, và mở rộng thị trường trong nước cũng được gần 70% số doanh nghiệp có doanh thu tăng trưởng lựa chọn là các yếu tố thứ yếu có đóng góp tới tăng doanh thu của doanh nghiệp.

Chỉ có 9,7% doanh nghiệp cho rằng tăng giá bán sản phẩm dịch vụ là phương cách giúp tăng trưởng doanh thu của họ trong năm 2013.

Theo Vietnam Report, các DN đã nhận ra được tầm quan trọng của “chất” trong việc tăng doanh thu, qua đó có thể đẩy mạnh sự thay đổi trong tư duy chiến lược đáng kể, từ bỏ các mục tiêu ngắn hạn, hướng tới những chiến lược tăng trưởng bền vững trong tương lai. Điều này cũng được thể hiện rõ trong các ưu tiên đầu tư của doanh nghiệp.

Trong năm 2014, có tới 63,79% số DN cho biết, họ sẽ tiếp tục đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tiếp đến là mở rộng thị trường trong và ngoài nước (59,77%) và phát triển nguồn nhân lực (51,17%).

Triển vọng ngành năm 2014

Các DN ngành Khoáng sản - xăng dầu, ngành kim loại và ngành sắt thép - vật liệu xây dựng tỏ ra lạc quan hơn cả về triển vọng của ngành trong năm 2014.

Tỷ trọng số đại biểu của các doanh nghiệp thuộc 3 ngành này cho rằng trong năm 2014, ngành kinh doanh của họ sẽ tốt hơn năm 2013, cao hơn so với các ngành còn lại và cao hơn mức bình quân của tất cả các ngành. Trái ngược so với kết quả điều tra năm 2013, các doanh nghiệp ngành tài chính ngân hàng tỏ ra không mấy lạc quan như các ngành khác về triển vọng ngành trong năm 2014 (trong kết quả điều tra về triên vọng năm 2013, các doanh nghiệp tài chính ngân hàng tỏ ra lạc quan nhất về triển vọng của ngành).

Nếu sự lạc quan của các doanh nghiệp ngành xăng dầu - khoáng sản bắt nguồn từ kết quả doanh thu ổn định của các DN trong ngành trong nhiều năm trở lại đây thì dường như các doanh nghiệp ngành kim loại và ngành sắt thép - vật liệu xây dựng kỳ vọng nhiều vào triển vọng phát triển ngành từ ảnh hưởng của Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là TPP).

TPP là một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hiệp định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4). Ngày 13/11/2010, Việt Nam tuyên bố tham gia vào TPP với tư cách thành viên đầy đủ.

Các doanh nghiệp mong muốn vĩ mô ổn định trong năm 2014

Theo kết quả khảo sát, hầu hết các DN đều e ngại những thay đổi trong chính sách vĩ mô của Chính phủ, lạm phát, sự tăng giá chi phí nguyên nhiên vật liệu là những yếu tố chính có khả năng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của DN, được coi như các yếu tố có ảnh hưởng dây chuyền và không dễ dự báo.

Đại diện của nhóm DN lớn VNR500 cho biết, trước mắt Chính phủ cần ưu tiên đảm bảo ổn định vĩ mô (65,52%); đơn giản hóa và giảm gánh nặng của các thủ tục hành chính (64,94%); tăng cường hỗ trợ DN thông qua các gói hỗ trợ tín dụng, ưu đãi đầu tư và ưu đãi thuế (63,22%).

Có thể thấy, trải qua một giai đoạn vật lộn trong khủng hoảng, các doanh nghiệp Việt đã học được những bài học lớn để có thể nắm bắt cơ hội quý báu khi nền kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục. Các doanh nghiệp đã tự tin hơn và sẵn sàng đối mặt với thử thách đang chờ đón trong năm 2014. Sự tự tin này là dấu hiệu tốt mở màn cho năm tài chính mới.

Theo VnMedia (SJ)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?