Vừa qua, ngày 13/1, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 60/TTg-KTN gửi Bộ Công Thương về việc đầu tư dự án dây chuyển sản xuất kính tiết kiệm năng lượng.
Hiện nay, các sản phẩm kính xây dựng đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và đang trở thành xu thế tất yếu trong tương lai. Công nghệ gia công kính đang hướng tới phát huy những tính năng tuyệt vời của kính, làm gia tăng các tính năng sử dụng như: chịu lực, tiết kiệm năng lượng, chịu lửa…. để ứng dụng cho các công trình xây dựng đạt tiêu chuẩn an toàn, thân thiện với môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính.
Để thực hiện kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020 theo Quyết định số 842/QĐ-TTg ngày 01/06/2011, Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao dự án đầu tư dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng cho Tổng Công ty Viglacera-CTCP làm chủ đầu tư, với mục tiêu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất kính tiết kiệm năng lượng sử dụng trong các công trình xây dựng.
![]()
Dây chuyền sản xuất tại Công ty Kính nổi Viglacera.
Dự án kính tiết kiệm năng lượng của Viglacera có quy mô 5.000.000m2/năm gồm hai giai đoạn đầu tư, giai đoạn I với dây chuyền sản xuất 2.300.000m2/năm, tại Khu sản xuất Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương và giai đoạn 2 với dây chuyền sản xuất dự kiến từ 2,3 – 2,7.000. 000m2/năm, tại tỉnh Bắc Ninh. Dự án sẽ được áp dụng công nghệ phủ màng mỏng phún xạ trong môi trường chân không (PVD) – đây là công nghệ hiện đại nhất thế giới và hiện nay ở Việt Nam chưa được áp dụng.
Theo đó, dự án sẽ được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi quy định tại Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn Tổng Công ty Viglacera-CTCP áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi, kiểm tra, đánh giá việc đầu tư dự án của chủ đầu tư. Đồng thời, cũng giao Tổng Công ty Viglacera-CTCP chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dụa án theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.
Triển khai thành công dự án, Viglacera sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và thương hiệu sản phẩm Việt trên thế giới, đồng thời thể hiện vai trò tiên phong trong việc ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào Việt Nam theo hướng phát triển bền vững, góp phần thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015 cũng như Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Để thực hiện kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020 theo Quyết định số 842/QĐ-TTg ngày 01/06/2011, Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao dự án đầu tư dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng cho Tổng Công ty Viglacera-CTCP làm chủ đầu tư, với mục tiêu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất kính tiết kiệm năng lượng sử dụng trong các công trình xây dựng.

Dây chuyền sản xuất tại Công ty Kính nổi Viglacera.
Dự án kính tiết kiệm năng lượng của Viglacera có quy mô 5.000.000m2/năm gồm hai giai đoạn đầu tư, giai đoạn I với dây chuyền sản xuất 2.300.000m2/năm, tại Khu sản xuất Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương và giai đoạn 2 với dây chuyền sản xuất dự kiến từ 2,3 – 2,7.000. 000m2/năm, tại tỉnh Bắc Ninh. Dự án sẽ được áp dụng công nghệ phủ màng mỏng phún xạ trong môi trường chân không (PVD) – đây là công nghệ hiện đại nhất thế giới và hiện nay ở Việt Nam chưa được áp dụng.
Theo đó, dự án sẽ được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi quy định tại Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn Tổng Công ty Viglacera-CTCP áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi, kiểm tra, đánh giá việc đầu tư dự án của chủ đầu tư. Đồng thời, cũng giao Tổng Công ty Viglacera-CTCP chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dụa án theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.
Triển khai thành công dự án, Viglacera sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và thương hiệu sản phẩm Việt trên thế giới, đồng thời thể hiện vai trò tiên phong trong việc ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào Việt Nam theo hướng phát triển bền vững, góp phần thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015 cũng như Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Quỳnh Trang (TH)