Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Dự án mới

Đầu tư dự án xi măng - Sân chơi mới của các doanh nghiệp tư nhân

04/03/2021 8:47:19 AM

Trong những năm trở lại đây, bên cạnh những doanh nghiệp xi măng có sự góp mặt của các đơn vị Nhà nước, thì phải kể đến sự xuất hiện của nhiều gương mặt mới đại diện cho khối doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xi măng. Điều này càng làm gia tăng sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xi măng trong nước để khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường.

Bức tranh ngành công nghiệp ngành xi măng đã có sự chuyển biến rõ nét trong những năm gần đây khi có sự tham gia đầu tư của nhiều doanh nghiệp ngoài ngành. Tính đến năm 2020, tổng sản lượng sản xuất xi măng toàn ngành đạt trên 101,5 triệu tấn, tăng nhẹ 1,5% so với năm 2019. Tiêu thụ xi măng trong nước khoảng 62 triệu tấn, xuất khẩu xi măng ước đạt 38 triệu tấn.

Theo ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, hiện nay các dự án xi măng được đầu tư mới đều có công suất lớn, hiện đại, thời gian triển khai ngày càng được rút ngắn, sản phẩm sớm được đưa ra thị trường. Điều này lý giải cho sản lượng  xuất khẩu xi măng liên tiếp tăng trong những năm gần đây.

Trong 10 năm (2010 - 2019), sản lượng xi măng, clinker xuất khẩu đã tăng gấp 30 lần, đóng góp tới 32% tổng tiêu thụ toàn ngành và giúp Việt Nam dẫn đầu Thế giới về xuất khẩu xi măng.

Bên cạnh những ông lớn đại diện cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xi măng như Vissai, Xuân Thành thì hiện nay nổi lên thêm một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Long Sơn, Thành Thắng… với hàng loạt dây chuyền hiện đại, công suất lớn tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa… vốn được xem như là đại bản doanh của các doanh nghiệp sản xuất xi măng từ trước đến nay với nguồn trữ lượng nguyên liệu dồi dào.


Đầu tiên phải kể đến Công ty TNHH Long Sơn, được biết đến với thương hiệu Xi măng Long Sơn. Năm 2014, nhà máy Xi măng Long Sơn được xây dựng tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn,Thanh Hóa. Cuối năm 2016, dây chuyền 1 nhà máy có tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng chính thức được đưa vào vận hành. Chưa đầy 1 năm sau, tháng 8/2017, dây chuyền 2 hoàn thành xây dựng với công suất 2 dây chuyền đạt 5 triệu tấn/năm. 

Và đến cuối năm 2020, Long Sơn đã hoàn thành đầu tư dây chuyền 3, công suất 2,5 triệu tấn/năm. Hiện nay, Xi măng Long Sơn  đang tiến hành tiếp tục đầu tư dây chuyền 4, cũng có công suất 2,5 triệu tấn/năm. 

Trong lễ ra quân sản xuất đầu năm, ông Trịnh Quang Hải, Tổng Giám đốc Xi măng Long Sơn cho hay, năm 2021, mục tiêu của Công ty là vận hành ổn định 3 dây chuyền sản xuất và khẩn trương thi công dây chuyền 4. Công ty đang tiến hành thủ tục đầu tư lắp đặt dây chuyền 4, dự kiến triển khai đầu tư ngay trong quý I/2021.

Cũng tại Thanh Hóa, không thể không kể đến Tổ hợp nhà máy Xi măng Đại Dương do Công ty CP Đầu tư Khoáng sản Đại Dương làm chủ đầu tư. Cổ đông lớn của Xi măng Đại Dương cũng là “gương mặt thân quen” trong ngành xi măng, đó là Tập đoàn Xi măng The Vissai. 

Được biết, Tổ hợp nhà máy Xi măng Đại Dương bao gồm nhà máy Xi măng Đại Dương 1, nhà máy Xi măng Đại Dương 2 và nhà máy Sản xuất Vôi công nghiệp Đại Dương. Công suất của hai nhà máy xi măng khoảng 4,6 triệu tấn xi măng/năm, công suất nhà máy sản xuất vôi công nghiệp 600.000 tấn/năm, với tổng vốn đầu tư khoảng 9.120 tỷ đồng và dự án dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào sản xuất quý III/2022.

Ra mắt thị trường xi măng chưa tròn 1 thập kỷ, Tập đoàn Xi măng Thành Thắng (Thành Thắng Group) đã tạo bất ngờ lớn khi sở hữu 3 dây chuyền xi măng, công suất 6,5 triệu tấn chỉ trong thời gian ngắn. Trong đó, dây chuyền 3 mới nhất, công suất 2,3 triệu tấn vừa được doanh nghiệp đưa vào hoạt động trong năm 2020.

Khởi thủy từ việc tiếp nhận 1 dây chuyền xi măng nhỏ là dự án nhà máy Xi măng Thanh Liêm, công suất 1.000 tấn clinker/ngày (năm 2013), Thành Thắng Group đã có những bước tiến dài, khi tiếp tục nâng công suất với 3 dây chuyền và chưa dừng lại.

Theo lộ trình, Xi măng Thành Thắng sẽ đầu tư thêm dây chuyền 4 và 5 trong thời gian tới, bởi cả 2 dây chuyền này đều được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch Phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

Khi 2 dự án này đi vào hoạt động, sẽ nâng công suất của Tập đoàn lên trên 10 triệu tấn. Hiện tại, Xi măng Thành Thắng đã ký được hợp đồng tín dụng và đang gấp rút thi công dây chuyền 4 để đi vào sản xuất cuối năm 2021.

Hàng loạt các dự án xi măng lớn của doanh nghiệp tư nhân đang triển khai và sẽ đi vào sản xuất trong thời gian tới như dự án Xi măng Minh Tâm (Hớn Quảng, Bình Phước, do ThaiGroups Holdings chuyển cho Xi măng Xuân Thành), Xi măng Long Thành (Xi măng Tân Tạo cũ, tại Kiện Khê, Hà Nam), dự án Xi măng  Xuân Sơn (Tập doàn Xuân Khiêm, Yên Thủy, Hòa Bình), dự án Xi măng Liên Khê (Tập đoàn Phú Minh Sơn, Thủy Nguyên, Hải Phòng)...

Theo đánh giá của VNCA, hiện nay, những doanh nghiệp xi măng công suất lớn, được định hình là một hướng đi cần thiết và tất yếu cho ngành xi măng nếu muốn cạnh tranh hiệu quả hơn. 

Với doanh nghiệp xi măng, công suất phải đạt từ 5 - 10 triệu tấn/năm mới đảm bảo hiệu quả dài hạn thông qua tiết giảm chi phí, tăng năng suất lao động, đầu tư công nghệ mới. Như vậy, các doanh nghiệp xi măng giai đoạn sau này đang đi đúng hướng để hội tụ đủ năng lực cạnh tranh nội địa lẫn quốc tế.
 
ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Thaiholdings thông qua phương án chuyển nhượng dự án nhà máy Xi măng Minh Tâm ()

Hiếm hoi các dự án xi măng được đầu tư trong năm 2021 ()

Thanh Hóa: Khởi công Tổ hợp nhà máy Xi măng Đại Dương ()

Năm 2020: Dự báo không có dự án xi măng mới nào được khởi công ()

Quý III: Phấn đấu khởi công xây dựng nhà máy Xi măng Đại Dương ()

Quảng Trị: Khởi công xây dựng nhà máy sản xuất inox và thép hợp kim ()

Nhà máy Xi măng Tân Thắng hoàn thành xây lắp trong vòng 17 tháng ()

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhà máy Xi măng Đại Dương tại Khu Kinh tế Nghi Sơn ()

Tập đoàn Xuân Khiêm xin đầu tư xây dựng dự án nhà máy Xi măng Xuân Sơn tại Hòa Bình ()

Bộ Xây dựng góp ý về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Xi măng Xuân Sơn, Hòa Bình ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?