Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chứng khoán ngành

Cổ phiếu xi măng đóng băng

24/10/2013 2:35:42 PM

Đầu ra khó khăn lại phải cõng thêm chi phí nợ vay lớn chính là nguyên nhân đẩy các doanh nghiệp xi măng rơi vào tình trạng bi đát như hiện nay. Không những thế, NĐT nắm giữ CP xi măng muốn thoái vốn cũng không dễ vì thanh khoản kém.

Vấn nạn lãi vay

Hiện có 13 doanh nghiệp xi măng đang niêm yết trên cả 2 sàn HOSE và HNX, trong đó có thể kể đến 5 doanh nghiệp đầu ngành gồm: CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1), CTCP Xi măng Bỉm Sơn (BCC), CTCP Xi măng Vicem Bút Sơn (BTS), CTCP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh (QNC) và CTCP Xi măng Vicem Hoàng Mai (HOM).

Theo BCTC quý III-2013 của các doanh nghiệp xi măng đang dần được công bố, đa phần các doanh nghiệp đều có mức tăng trưởng âm, thậm chí thua lỗ nặng. Điển hình là doanh nghiệp đầu ngành HT1.

Dù sở hữu thương hiệu xi măng uy tín được tin dùng tại thị trường miền Nam, nhưng kết quả kinh doanh ngược lại. Theo BCTC quý III-2013 vừa được HT1 công bố, lợi nhuận trong quý âm gần 73 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng lỗ 70 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ lỗ gần 30 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bi đát của HT1 hiện nay một phần đến từ khoản nợ vay quá lớn. Trên thực tế, với vốn điều lệ chưa đầy 2.000 tỷ đồng, nhưng HT1 đã sử dụng đòn bẩy vốn hơn 11.000 tỷ đồng nên lãi vay luôn là vấn đề lớn.

Hiện nay chỉ khoảng 50% doanh nghiệp xi măng có thể trụ được, 30% doanh nghiệp khó khăn và 20% doanh nghiệp hết sức khó khăn và có nguy cơ phá sản. Một số doanh nghiệp nhỏ bị thua lỗ nặng nề và có nguy cơ chuyển hướng hoạt động, một số phải chuyển nhượng một phần vốn, tài sản cho NĐTNN.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam
Chỉ tính riêng 9 tháng năm 2013, HT1 đã phải chi hơn 600 tỷ đồng trả lãi vay. Ngoài ra, lỗ chênh lệch tỷ giá cũng khiến HT1 lao đao khi chỉ riêng quý III đã phải gánh lỗ chênh lệch tỷ giá 117 tỷ đồng.

Nếu phân tích trên BCTC, nhìn tỷ số thanh toán của các doanh nghiệp ngành xi măng sẽ thấy hầu hết doanh nghiệp này đều không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nguyên nhân do chi phí đầu tư xây dựng nhà máy xi măng khá lớn nên hầu hết các doanh nghiệp đều tìm đến nguồn tài trợ từ vốn vay khiến tỷ lệ nợ khá cao (tỷ lệ nợ trung bình ngành 79%).

Chi phí tài chính cao chính là gánh nặng lớn đối với các doanh nghiệp xi măng trong thời điểm khó khăn hiện nay. Mặc dù tỷ lệ lãi gộp của ngành xi măng tương đối cao, trung bình ngành 19,3%, nhưng do gánh nặng chi phí lớn, vì vậy ROE và ROA của ngành này khá thấp, trung bình 3% và 1%.

Thanh khoản èo uột

Trên thực tế, ngành xi măng trong những năm gần đây đang trong giai đoạn rất khó khăn, cung vượt cầu, vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành khá khốc liệt, trong khi thị trường bất động sản lại đóng băng, nhiều dự án phải dừng hoặc giãn tiến độ nên nhu cầu tiêu thụ xi măng càng sụt giảm.

Các nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, giá nguyên liệu đầu vào cao, chi phí lãi vay lớn do đầu tư xây dựng nhà máy xi măng khá tốn kém. Theo thống kê, trong năm 2012 chỉ có khoảng 1/3 công ty xi măng trong toàn ngành sản xuất kinh doanh có lãi ở mức thấp. Phần lớn doanh nghiệp còn lại sản xuất kinh doanh hòa vốn, chỉ đảm bảo cuộc sống cho người lao động, giữ công ty ở mức duy trì tồn tại.

Tình cảnh kinh doanh khó khăn khiến CP xi măng rớt giá thảm hại. Hiện cả 5 mã CP xi măng đều đang được giao dịch trong khoảng 4.000-5.000 đồng/CP. Tuy nhiên, muốn bán cắt lỗ cũng là việc làm nhọc nhằn đối với NĐT đang nắm giữ CP xi măng. Hiện CP có thanh khoản tốt nhất trong nhóm CP xi măng là BCC và HT1, nhưng khối lượng CP được giao dịch có những phiên chỉ vài trăm đơn vị, thậm chí có phiên chỉ vỏn vẹn 60 CP HT1 được khớp lệnh. Các mã CP còn lại, thanh khoản gần như đóng băng khi giá trị giao dịch nhiều phiên liên tiếp chỉ là con số 0.

Tình hình tiêu thụ trong nước khó khăn nên nhiều doanh nghiệp xi măng đẩy mạnh tìm  kiếm thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu xi măng chủ yếu như  Đài Loan, Singapore, Indonesia, Campuchia. Thế nhưng, hiệu quả của việc chuyển đổi này là không nhiều do giá xuất khẩu chỉ 40-42USD/tấn, mức giá xuất khẩu này vẫn thấp hơn giá xi măng bình quân của thế giới khoảng 8-10USD/tấn.

Theo ĐTTC *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?