(ximang.vn) Các Ngân hàng thương mại trong nước hiện nay đang tích cực đầu tư, tài trợ vốn cho một số dự án xi măng có công suất lớn, chủ đầu tư có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực xi măng. Đây là một động thái tốt giúp thị trường tiêu thụ xi măng bổ sung được nguồn cung trong 5 năm tiếp theo.
Thời gian gần đây do tác động phục hồi của nền kinh tế trong nước, cùng với đó là sự ấm lên của thị trường bất động sản khiến tình hình tiêu thụ xi măng được cải thiện. Trong năm 2014 vừa qua, ngành xi măng được xem là mảng sáng của lĩnh vực vật liệu xây dựng.
Nhận định được tình hình khả quan của ngành xi măng hiện nay, bước sang năm 2015, nhiều Ngân hàng thương mại đã chủ động tài trợ vốn cho các doanh nghiệp xi măng thực hiện các dự án cải tạo và mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh.
Ngày 7/2, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), chi nhánh Tam Điệp đã quyết định tài trợ 80% tổng nhu cầu vốn cho dự án nhà máy Xi măng Long Sơn tại thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa, phần vốn còn lại do chủ đầu tư bỏ ra. Nguồn vốn đầu tư này nhằm mục tiêu giúp nhà máy Xi măng Long Sơn nhanh chóng xây dựng và đi vào sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý.
Dự án đầu tư nhà máy Xi măng Long Sơn có tổng số vốn đầu tư lên tới 3.960 tỷ đồng đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận vào Quy hoạch phát triển Công nghiệp Xi măng Việt Nam, được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận đầu tư. Sau khi đi vào hoạt động, nhà máy cung cấp 2,3 triệu tấn xi măng/năm cho thị trường. Việc đầu tư dự án là cần thiết, phù hợp với mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, địa phương. Dự án nhà máy Xi măng Long Sơn dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động trong Quý I năm 2017.
Đầu tháng 3 vừa qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Xi măng The Vissai đã chính thức ký kết hợp đồng tài trợ tín dụng 6.300 tỷ đồng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy Xi măng Sông Lam.
Nhà máy Xi măng Sông Lam vừa được Tập đoàn Xi măng The Vissai khởi công xây dựng vào ngày 4/2, tại tại xã Bài Sơn, Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Theo Bộ Xây dựng, nhà máy Xi măng Sông Lam là dự án có công suất lớn nhất tại thời điểm hiện tại đang được xây dựng, với công suất 18.000 tấn clinker/ngày (tương đương 7,2 triệu tấn xi măng/năm).
Việc mua lại dự án Xi măng Sông Lam là một phần trong chiến lược phát triển của Tập đoàn The Vissai, tạo năng lực cung ứng xi măng của Vissai tại khu vực miền Trung, sau khi Tập đoàn này đã khẳng định được năng lực sản xuất và cung ứng tại miền Bắc với các nhà máy xi măng tại Ninh Bình, Hà Nam, Lạng Sơn.
Mới đây nhất, ngày 2/4, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tuyên Quang đã đồng ý tài trợ 30 tỷ đồng vốn lưu động cho dự án đầu tư nhà máy Xi măng Tân Quang - VVMI. Nhà máy có công suất 2.500 tấn clinker/ngày (750.000 tấn/năm) và 910.000 tấn xi măng/năm.
Việc các Ngân hàng chủ động đầu tư, tài trợ vốn cho một số dự án xi măng có công suất lớn, phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ xi măng trong giai đoạn 5 năm tiếp theo là thực sự cần thiết.
Không thể không nhắc yếu tố quyết định như chủ đầu tư có năng lực và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh xi măng, có thị trường tiêu thụ ổn định, sẽ thuận lợi hơn trong việc thuyết phục ngân hàng cho vay vốn. Đơn cử trường hợp The Vissai được BIDV tài trợ vốn rất lớn, bởi Vissai là khách hàng lớn của BIDV, luôn thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn và lãi vay đối với các khoản vay đầu tư xi măng đúng hẹn.
Nhìn vào các hợp đồng tài trợ vốn để đầu tư nhiều dự án xi măng thời gian qua, không khó để thấy rằng, bản thân các Ngân hàng cũng khá thận trọng trong việc tài trợ vốn. Hầu hết việc tài trợ đều được dành cho các khách hàng lâu năm, có khả năng tài chính và nền tảng hoạt động tốt.
Hình thức tài trợ vốn này mở ra cơ hội hợp tác giữa hai bên, không chỉ trong lĩnh vực truyền thống như tín dụng, huy động vốn, chuyển tiền mà còn trong các lĩnh vực đầu tư, ngoại tệ nhằm hỗ trợ nhau mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, khai thác tốt nhất tiềm năng của thị trường và thế mạnh của mỗi bên.
Nhận định được tình hình khả quan của ngành xi măng hiện nay, bước sang năm 2015, nhiều Ngân hàng thương mại đã chủ động tài trợ vốn cho các doanh nghiệp xi măng thực hiện các dự án cải tạo và mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh.
Ngày 7/2, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), chi nhánh Tam Điệp đã quyết định tài trợ 80% tổng nhu cầu vốn cho dự án nhà máy Xi măng Long Sơn tại thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa, phần vốn còn lại do chủ đầu tư bỏ ra. Nguồn vốn đầu tư này nhằm mục tiêu giúp nhà máy Xi măng Long Sơn nhanh chóng xây dựng và đi vào sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý.
Dự án đầu tư nhà máy Xi măng Long Sơn có tổng số vốn đầu tư lên tới 3.960 tỷ đồng đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận vào Quy hoạch phát triển Công nghiệp Xi măng Việt Nam, được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận đầu tư. Sau khi đi vào hoạt động, nhà máy cung cấp 2,3 triệu tấn xi măng/năm cho thị trường. Việc đầu tư dự án là cần thiết, phù hợp với mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, địa phương. Dự án nhà máy Xi măng Long Sơn dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động trong Quý I năm 2017.
Đầu tháng 3 vừa qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Xi măng The Vissai đã chính thức ký kết hợp đồng tài trợ tín dụng 6.300 tỷ đồng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy Xi măng Sông Lam.
Nhà máy Xi măng Sông Lam vừa được Tập đoàn Xi măng The Vissai khởi công xây dựng vào ngày 4/2, tại tại xã Bài Sơn, Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Theo Bộ Xây dựng, nhà máy Xi măng Sông Lam là dự án có công suất lớn nhất tại thời điểm hiện tại đang được xây dựng, với công suất 18.000 tấn clinker/ngày (tương đương 7,2 triệu tấn xi măng/năm).
Việc mua lại dự án Xi măng Sông Lam là một phần trong chiến lược phát triển của Tập đoàn The Vissai, tạo năng lực cung ứng xi măng của Vissai tại khu vực miền Trung, sau khi Tập đoàn này đã khẳng định được năng lực sản xuất và cung ứng tại miền Bắc với các nhà máy xi măng tại Ninh Bình, Hà Nam, Lạng Sơn.
Mới đây nhất, ngày 2/4, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tuyên Quang đã đồng ý tài trợ 30 tỷ đồng vốn lưu động cho dự án đầu tư nhà máy Xi măng Tân Quang - VVMI. Nhà máy có công suất 2.500 tấn clinker/ngày (750.000 tấn/năm) và 910.000 tấn xi măng/năm.
Việc các Ngân hàng chủ động đầu tư, tài trợ vốn cho một số dự án xi măng có công suất lớn, phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ xi măng trong giai đoạn 5 năm tiếp theo là thực sự cần thiết.
Không thể không nhắc yếu tố quyết định như chủ đầu tư có năng lực và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh xi măng, có thị trường tiêu thụ ổn định, sẽ thuận lợi hơn trong việc thuyết phục ngân hàng cho vay vốn. Đơn cử trường hợp The Vissai được BIDV tài trợ vốn rất lớn, bởi Vissai là khách hàng lớn của BIDV, luôn thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn và lãi vay đối với các khoản vay đầu tư xi măng đúng hẹn.
Nhìn vào các hợp đồng tài trợ vốn để đầu tư nhiều dự án xi măng thời gian qua, không khó để thấy rằng, bản thân các Ngân hàng cũng khá thận trọng trong việc tài trợ vốn. Hầu hết việc tài trợ đều được dành cho các khách hàng lâu năm, có khả năng tài chính và nền tảng hoạt động tốt.
Hình thức tài trợ vốn này mở ra cơ hội hợp tác giữa hai bên, không chỉ trong lĩnh vực truyền thống như tín dụng, huy động vốn, chuyển tiền mà còn trong các lĩnh vực đầu tư, ngoại tệ nhằm hỗ trợ nhau mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, khai thác tốt nhất tiềm năng của thị trường và thế mạnh của mỗi bên.
Quỳnh Trang (ximang.vn)