Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tiết kiệm năng lượng

Sản xuất điện từ than chất lượng thấp: Gỡ khó cho ngành năng lượng

12/08/2013 3:37:48 PM

Tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã ban hành chính sách cấm nhập khẩu than chất lượng thấp để phát điện, điều đó đang đặt Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đứng trước nguy cơ mất 70-80% thị trường xuất khẩu vì hiện nay loại than này chủ yếu xuất sang Trung Quốc.

Than chất lượng thấp không hẳn đã mất thị trường


Than chất lượng thấp không hẳn đã mất thị trường

Nếu loại than chất lượng thấp bị tồn đọng nhiều sẽ dẫn đến hệ luỵ như gây ô nhiễm môi trường, tăng chi phí quản lý và lo ngại nhất là càng tồn kho lâu, chất lượng than càng kém

Giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này là phải có các nhà máy nhiệt điện sử dụng than chất lượng thấp để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng, hạn chế xuất siêu, giảm ô nhiễm môi trường. Đây cũng là hướng đi đã được Vinacomin tính đến từ năm 2006, khi thực hiện Quy hoạch điện VI.

Tháng 4 vừa qua, Vinacomin đã khánh thành Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) thân thiện môi trường để tận thu nguồn than chất lượng thấp 4.000 Kcalo/kg, mở ra hướng đi mới trong việc triển khai Quy hoạch điện VII.

Ngoài  Nhiệt điện Mạo Khê, cả nước hiện có 5 nhà máy nhiệt điện sử dụng công nghệ này với tổng công suất 1.550MW. Đó là Nhiệt điện Na Dương hoạt động từ năm 2004, công suất 100MW; Nhiệt điện Cao Ngạn công suất 100MW, hoạt động năm 2007; Nhiệt điện Sơn Động công suất 220MW, hoàn thành từ cuối năm 2010. Nhiệt điện Cẩm Phả công suất 600MW, hoàn thành năm 2011. Hiện Vinacomin đang nghiên cứu để đầu tư nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả 3 có thể sử dụng than chất lượng thấp hơn, chỉ từ 2.000-2.500Kcalo/kg. Điều này sẽ giúp khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Trong buổi Đối thoại chính sách than Việt Nam - Nhật Bản lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội tháng 3 vừa qua, Nhật Bản cam kết sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ nhà máy nhiệt điện xanh sạch sử dụng than chất lượng xấu.

Theo Quy hoạch điện VII, đến năm 2020, cả nước cần đầu tư khoảng 52 dự án nhiệt điện chạy than, công suất 36.000MW, chiếm 48% công suất nguồn điện toàn hệ thống, nhu cầu than khoảng 67,3 triệu tấn. Đến năm 2030, công suất các nhà máy nhiệt điện than sẽ tăng lên 75.748MW (chiếm 51,6% công suất điện toàn hệ thống). Việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện sử dụng than chất lượng thấp sẽ mở hướng đi mới cho việc phát triển các dự án nhiệt điện. Thay vì lượng than cám 6, 6A chỉ được bán sang Trung Quốc với giá rẻ, chúng ta có thể sử dụng để phát điện. Trong khi nguồn than đang ngày càng khan hiếm, việc này góp phần tháo gỡ khó khăn về xuất khẩu than ở Việt Nam, giảm chi phí sản xuất do giá bán loại nhiên liệu này thấp hơn so với than cám 5 đang được sử dụng phổ biến tại nhiều nhà máy nhiệt điện, đồng thời, giảm áp lực nhiên liệu sản xuất điện. Đó là chưa kể, hiệu suất sử dụng than của Việt Nam rất thấp. Hiện thế giới đang sản xuất 3-4kWh điện từ 1 kg than, còn Việt Nam chỉ sản xuất được khoảng 2kWh điện.

Vì vậy, việc  chủ động nghiên cứu công nghệ sử dụng nguồn than chất lượng thấp là hướng đi quan trọng cho phát triển bền vững ngành than, đảm bảo an ninh năng lượng, giữ vệ sinh môi trường.

Theo Báo Công thương Điện tử

 

Các tin khác:

Tiết kiệm năng lượng: Cần giải pháp bền vững ()

Công ty Xi măng Roanoke Titan giành giải thưởng ENERGY STAR 7 ()

Lợi ích kép từ thu hồi nhiệt thải ()

Tấm lợp sinh thái – Giải pháp xanh cho công trình ()

Giải pháp tiết kiệm điện năng nào hiệu quả cho nhà ống? ()

Việt Nam bước đầu phát triển điện gió ()

Bộ Công Thương: Khởi động chiến dịch hiệu quả năng lượng ()

Xi măng Holcim tự cung cấp điện được 25% điện năng ()

Ông Tsutomu Okamoto - Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Nhật Bản: Các DN Việt Nam phải nâng cao nhận thức về Tiết kiệm năng lượng ()

Đan Mạch hỗ trợ DN Việt Nam sử dụng năng lượng ()

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?