Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Nhu cầu vật liệu không nung còn nhiều hạn chế

20/08/2014 10:12:10 AM

Theo như đánh giá chung thì thị trường trong nước có nhiều tiềm năng tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng vật liệu không nung còn rất hạn chế khiến cho thời gian qua loại vật liệu  này kém phát triển.

Khó từ bỏ thói quen

Các sản phẩm đất sét nung là hiện thân của một nền sản xuất đơn giản, lạc hậu gắn với thói quen sử dụng với quy trình xây dựng đơn giản không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, ... nhưng trong tư duy của nhiều người lại vẫn được đề cao là loại sản xuất truyền thống và vì thế không những được duy trì mà còn khuyến khích phát triển.

Điều này được thể hiện từ việc chậm chạp hạn chế, xoá bỏ loại hình sản xuất lò đứng thủ công dẫn đến hậu quả mỗi năm vừa qua mất đi trung bình 1500 ha đất canh tác biến thành ao hồ,... và đốt hàng triệu tấn than, thải ra hàng ngàn tỷ tấn khí thải CO2 vào bầu không khí gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.


Sử dụng vật liệu không nung thay thế gạch nung truyền thống là xu thế tất yếu góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.

Hiện nước ta chưa ban hành đồng bộ, đầy đủ tiêu chuẩn các loại vật liệu không nung, quy phạm xây dựng, kết cấu kiến trúc và đơn giá xây dựng với loại vật liệu mới này. Do đó hầu hết thiết kế công trình xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam không chỉ định sử dụng các loại vật liệu không nung, đồng thời trong kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 vẫn duy trì sản phẩm vật liệu nung ở mức cao (50-70%), mức thuế khai thác tài nguyên, thuế về xâm hại môi trường rất thấp.

Nhà nước thiếu chính sách về thuế, về ưu đãi đầu tư để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất vật liệu không nung trong việc tận dụng phế thải công nghiệp, khai thác nguyên vật liệu tại chỗ, cạnh tranh về giá cả trên thị trường. Từ đây cho thấy vật liệu không nung thiếu điểm tựa để phát triển không do yếu tố chủ quan từ đầu tư sản xuất, mà do chưa có sự quan tâm về tư duy và hành động của cả Hệ thống quản lý Nhà nước và xã hội từ vĩ mô.

Giá thành chưa hợp lý


Thực tế trên thị trường vật liệu xây dựng hiện nay, giá thành vật liệu không nung đắt hơn khoảng (30 đến 50%) so với vật liệu nung, tuy nhiên nếu xem xét đầy đủ các chỉ tiêu về hiệu quả Kinh tế – Xã hội thì có thể giá thành không chênh lệch đáng kể do vữa xây, vữa trát ít hơn, tốc độ xây nhanh hơn.

Mặt khác Nhà nước chưa tính đủ các chi phí cần thiết để đưa vào tính thuế tài nguyên, môi trường đối với sản phẩm vật liệu nung dẫn tới sự thiếu công bằng trong cuộc canh tranh về giá.

Ngoài ra còn yếu tố là các nhà đầu tư, chủ công trình nước ta đã quen sử dụng gạch xây đất sét nung, chưa nắm bắt được tính ưu việt của gạch block, vật liệu xây không nung nên chưa quan tâm đến việc sử dụng nó.

Trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng của nước ta đến năm 2010 có đề ra mục tiêu phát triển sản xuất vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đến năm 2000 đạt 10%, năm 2005 là 20%, vào năm 2010 là 30% trong tổng sản lượng vật liệu xây, góp phần giải quyết nhu cầu của toàn xã hội ngày một tăng cao, giảm thiểu khai thác đất sét ruộng.

Từ đó đến nay nhiều địa phương đã cho ra đời nhiều dây chuyền sản xuất gạch không nung theo công nghiệp thiết bị Trung Quốc, Hàn Quốc, CHLB Đức, Tây Ban Nha,... Theo các con số thống kê từ Hội vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2013 Việt Nam có khoảng 12 cơ sở sản xuất bê tông khí ACC với tổng công suất các dây chuyền 1,95 tỷ m2/năm tương ứng 1.365 triệu viên.

Thực tế này chỉ ra rằng, phát triển vật liệu xây dựng không nung cần có những giải pháp đột phá nhưng phải đồng bộ, tháo gỡ và tạo điều kiện về cơ chế, chính sách quản lý phù hợp với xu thế phát triển, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, làm phong phú sản phẩm vật liệu xây dựng.

Quỳnh Trang (TH)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?