Phát điện nhiệt dư
Sản xuất điện từ nhiệt thừa, rác thải
12/07/2011 3:49:31 PM
Hơn 200 nhà khoa học, nhà quản lý đã cùng thảo luận các giải pháp biến rác thải thành năng lượng tại Hội thảo "Công nghệ đốt chất thải tái tạo năng lượng - khả năng triển khai tại Việt Nam" diễn ra mới đây do Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp cùng Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) tổ chức.
Số liệu thống kê và thực tế khảo sát nhiều năm cho thấy, trừ các chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại ở dạng vô cơ, tất cả các chất còn lại đều có thể cháy. Hầu hết các chất thải rắn và bùn đều có nhiệt lượng cao hơn 2.500 kcal/kg. Các chất lỏng có nhiệt lượng tùy thuộc vào độ pha loãng với nước.Như vậy, có thể thấy rác cũng là một loại tài nguyên và công nghệ đốt chất thải tái tạo năng lượng (WtE) hoàn toàn có thể được áp dụng.Công nghệ này đã được giới khoa học đánh giá cao nhờ những ưu điểm vượt trội như đảm bảo vệ sinh bằng cách giảm ô nhiễm vi sinh; giảm khối lượng rác thải lên đến 90%; tiêu hủy các hợp chất hữu cơ, hóa chất; tái tạo ra năng lượng nhiệt, điện và nguyên liệu.Nhìn nhận công nghệ dưới góc độ kinh tế, môi trường, GS. TS. Đăng Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng KHKT (VACNE) cho rằng, để áp dụng đốt rác thải thu năng lượng ở VN, việc phân loại rác thải cần phải được thực hiện tốt: Loại bớt độ ẩm trong rác, chỉ chọn những loại rác thải có nhiệt trị cao. Về mặt hiệu quả kinh tế, phương pháp đốt chất thải tạo năng lượng không có lợi thế nhưng phương pháp này mang lại hiệu quả môi trường bền vững.Được biết ở ta, ngành xi măng đang đẩy mạnh sản xuất điện từ nhiệt thừa, rác thải. Với việc Chính phủ phê duyệt Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2025, những giải pháp và công nghệ mới thân thiện mới môi trường ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.Các nhà máy xi măng tận dụng nhiệt khí thải để phát điện
Ông Nguyễn Ngọc Anh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết, định hướng trong thời gian tới, tất cả các nhà máy xi măng mới có công suất lò nung từ 2.500 tấn clanhke/ngày trở lên bắt buộc phải đầu tư hệ thông thiết bị tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện. Một phần trong kế hoạch hiện thực hóa việc này, ngày 30/6 vừa qua, Vicem đã phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức cho Tập đoàn FLSmidth giới thiệu lần đầu tiên tới 150 doanh nghiệp sản xuất xi măng tại Việt Nam hai công nghệ tiết kiệm năng lượng tiên tiến. Đó là hệ thống sản xuất điện từ thu hồi nhiệt thừa trong sản xuất xi măng và đốt rác thải."Nếu áp dụng, công nghệ này có thể góp phần giảm bớt 30% lượng tiêu thụ điện và năng lượng của các nhà máy xi măng", Tổng Giám đốc FLSmidth tại Việt Nam Rune Hurttia khẳng định.Theo monre