Những năm gần đây, nhà máy Xi măng Long Sơn đã tận dụng nguồn nhiệt dư để phát điện, trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất của đơn vị, hòa vào lưới điện quốc gia, góp phần giảm tải cho ngành Điện.
Xác định, tiết kiệm điện là yếu tố hàng đầu góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập của người lao động, ngay từ khi xây dựng, nhà máy Xi măng Long Sơn đã lắp đặt đồng bộ hệ thống thu hồi nhiệt dư như: Hệ thống SP thu nhiệt ở phía sau của tháp trao đổi nhiệt, hệ thống AQC thu tiếp thu nhiệt từ phía lò nung clinker và làm nguội clinker… để phát điện. Nhờ hệ thống thu hồi nhiệt dư này mà mỗi năm, nhà máy đã tự sản xuất được 260 triệu kW điện. Lượng điện này, Nhà máy cho hòa vào trạm cấp điện 110 kV, sau đó cấp trở lại cho nhà máy. Lượng điện tự sản xuất ra đã đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng điện của nhà máy. Ước tính, mỗi năm, đơn vị đã tiết kiệm được gần 400 tỷ đồng từ hệ thống thu hồi nhiệt dư.
Ông Trương Văn Lợi, Giám đốc sản xuất nhà máy Xi măng Long Sơn cho biết, chúng tôi đang đầu tư hệ thống thu hồi nhiệt dư để phát điện với công suất là 35MW. Thời gian tới, chúng tôi đang nghiên cứu giải pháp liên quan đến dự án cải tạo để tiết kiệm nhiệt ở trên hệ thống lò nung, đưa ra phương án giảm clinker… Dự kiến, dự kiến nếu sử dụng các phương án này, mỗi năm, mỗi lò chúng tôi tiết kiệm được hơn 100 tỷ từ tiết kiệm nhiệt.
Bên cạnh nhà máy Xi măng Long Sơn, hiện nay nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đã lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời nhằm chủ động nguồn điện sản xuất. Việc các doanh nghiệp chủ động ứng dụng khoa học công nghệ để phát điện hay lắp điện năng lượng mặt trời chính là giải pháp thiết thực, hiệu quả, góp phần giảm áp lực cho ngành Điện.
Ông Trương Văn Lợi, Giám đốc sản xuất nhà máy Xi măng Long Sơn cho biết, chúng tôi đang đầu tư hệ thống thu hồi nhiệt dư để phát điện với công suất là 35MW. Thời gian tới, chúng tôi đang nghiên cứu giải pháp liên quan đến dự án cải tạo để tiết kiệm nhiệt ở trên hệ thống lò nung, đưa ra phương án giảm clinker… Dự kiến, dự kiến nếu sử dụng các phương án này, mỗi năm, mỗi lò chúng tôi tiết kiệm được hơn 100 tỷ từ tiết kiệm nhiệt.
Bên cạnh nhà máy Xi măng Long Sơn, hiện nay nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đã lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời nhằm chủ động nguồn điện sản xuất. Việc các doanh nghiệp chủ động ứng dụng khoa học công nghệ để phát điện hay lắp điện năng lượng mặt trời chính là giải pháp thiết thực, hiệu quả, góp phần giảm áp lực cho ngành Điện.
ximang.vn (TH/ Báo Thanh Hóa)