Bộ Xây dựng đã đồng ý bảo trợ cho Hội thảo "Tận dụng thạch cao nhân tạo từ khí thải nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất hoá chất để sản xuất vật liệu xây dựng và giảm lượng khí thải" và giao Vụ Vật liệu xây dựng phối hợp với Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam tổ chức để Hội thảo.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam thạch cao là nguyên liệu quan trọng cho ngành xây dựng, được dùng để sản xuất xi măng, sản xuất tấm trần, tấm tường, sản xuất bê tông khí chưng áp và cho nhiều ngành công nghiệp khác.
Nhu cầu sử dụng thạch cao trong nước rất lớn, hoàn toàn phải nhập khẩu. Nhiều nước trên thế giới để khử khí lưu huỳnhtrong các cơ sở sử dụng than (nhà máy nhiệt điện, một số nhà máy hoá chất) và tận dụng thạch cao thải ra từ việc khử lưu huỳnh người ta sử dụng hệ thống khử lưu huỳnh FGD (Flue-Gas Desulfurization Gypsum).
Đây là giải pháp hiệu quả, vừa thực hiện được mục tiêu xử lý ô nhiễm môi trường từ khí và chất thải rắn vừa giải quyết nhu cầu nguyên liệu thạch cao của quốc gia. Hiện nay các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam hoặc đang xả khí thải trực tiếp ra môi trường hoặc sử dụng hệ thống khử SO2 tạo ra chất thải rắn và thải ra môi trường. Một số nhà máy đang thử vận hành hệ thống FDG nhưng thạch cao thu được có chất lượng không cao (về độ tinh khiết và độ ẩm), nguyên nhân là do sử dụng thiết bị lạc hâu, chưa đạt yêu cầu. Việc Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam tổ chức Hội thảoQuốc tế: "Tận dụng thạch cao nhân tạo từ khí thải nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất hoá chất để sản xuất vật liệu xây dựng và giảm lượng khí thải" với các báo cáo của các chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước nhằm giới thiệu về công nghệ, thiết bị tiên tiến để khử lưu huỳnh trong các nhà máy nhiệt điện, hoá chất sử dụng than đốt và tận dụng được nguồn thải làm thạch cao có chất lượng, có giá trị thương mại, thay thế nhập khẩu, góp phần giải quyết nguồn nguyên liệu trong nước là cần thiết.
Nhu cầu sử dụng thạch cao trong nước rất lớn, hoàn toàn phải nhập khẩu. Nhiều nước trên thế giới để khử khí lưu huỳnhtrong các cơ sở sử dụng than (nhà máy nhiệt điện, một số nhà máy hoá chất) và tận dụng thạch cao thải ra từ việc khử lưu huỳnh người ta sử dụng hệ thống khử lưu huỳnh FGD (Flue-Gas Desulfurization Gypsum).
Đây là giải pháp hiệu quả, vừa thực hiện được mục tiêu xử lý ô nhiễm môi trường từ khí và chất thải rắn vừa giải quyết nhu cầu nguyên liệu thạch cao của quốc gia. Hiện nay các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam hoặc đang xả khí thải trực tiếp ra môi trường hoặc sử dụng hệ thống khử SO2 tạo ra chất thải rắn và thải ra môi trường. Một số nhà máy đang thử vận hành hệ thống FDG nhưng thạch cao thu được có chất lượng không cao (về độ tinh khiết và độ ẩm), nguyên nhân là do sử dụng thiết bị lạc hâu, chưa đạt yêu cầu. Việc Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam tổ chức Hội thảoQuốc tế: "Tận dụng thạch cao nhân tạo từ khí thải nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất hoá chất để sản xuất vật liệu xây dựng và giảm lượng khí thải" với các báo cáo của các chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước nhằm giới thiệu về công nghệ, thiết bị tiên tiến để khử lưu huỳnh trong các nhà máy nhiệt điện, hoá chất sử dụng than đốt và tận dụng được nguồn thải làm thạch cao có chất lượng, có giá trị thương mại, thay thế nhập khẩu, góp phần giải quyết nguồn nguyên liệu trong nước là cần thiết.
Theo baoxaydung