Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đang “tắc” cả hai đầu

22/07/2013 2:41:10 PM

Kết quả Báo cáo động thái doanh nghiệp (DN) Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành khảo sát tại 700 DN trên cả nước cho thấy, đại đa số DN đều cho rằng, tình hình sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2013 diễn biến theo chiều hướng xấu hơn so với cùng kỳ 2012. Trong đó, khó khăn lớn nhất của DN vẫn nằm ở hai nút thắt “xưa cũ” là hàng tồn kho và khó tiếp cận vốn ngân hàng (NH).

Chật vật với hàng tồn kho và nợ đọng

Mặc dù 69,2% DN tham gia trả lời khảo sát cho rằng hàng tồn kho thực sự là mối lo ngại của DN trong giai đoạn này, thấp hơn so với con số 73% trong kết quả khảo sát 6 tháng cuối năm 2012. Tuy nhiên, có thể thấy sự cải thiện này là không đáng kể, cho thấy vấn đề khai thác thị trường, giải quyết đầu ra cho DN vẫn đang là bài toán khó hiện nay. Đáng chú ý là vẫn còn đến 27,6% DN gặp phải vấn đề tồn kho thanh toán (hàng đã bán được, nhưng đối tác không thể thanh toán tiền).

Đặc biệt, trong số các DN gặp khó khăn về tồn kho thanh toán thì tỷ lệ DN có tồn kho công nợ từ DN (B2B) nhiều hơn so với tỷ lệ DN có tồn kho công nợ từ khách hàng mua lẻ và từ khu vực công. Điều này chứng tỏ nhiều DN vẫn còn nợ đọng lẫn nhau do gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh. Cũng theo kết quả khảo sát, những nỗ lực của DN tìm các giải pháp để thoát khỏi tình trạng này vẫn chủ yếu nhằm vào các giải pháp truyền thống như: tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới (chiếm 49,9% DN), tiếp đó là giải pháp giảm giá bán, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mại (chiếm 28,7%) và chỉ có 8,9% doanh nghiệp áp dụng giải pháp đưa hàng về nông thôn.

Khó khăn cả về đầu ra lẫn đầu vào đang khiến cho năng lực cạnh tranh của DN sụt giảm mạnh. Ảnh minh họa

Không chỉ “tắc” ở đầu ra, kết quả khảo sát của VCCI cũng cho thấy, DN hiện đang gặp khó ở cả đầu vào khi mà có tới hơn 60% DN không đủ điều kiện để tiếp cận vốn NH. Mặt khác, trong số các DN có nhu cầu vay vốn NH thì chỉ có 32,3% DN vay vốn nhằm thực hiện phương án kinh doanh mới; trong khi đó, có tới 30% vay vốn để trang trải các chi phí lưu động do khan hiếm tiền mặt và 11,9% vay để trả các khoản nợ đến hạn.

“Đây là thực trạng khá nguy hiểm cho cả DN cũng như nền kinh tế bởi lẽ nợ bên này chưa dứt mà DN tiếp tục vay nợ bên kia chỉ để trả lương, trả chi phí hoạt động chứ không dùng vốn để tạo ra doanh thu, lợi nhuận. Điều này cũng đồng nghĩa với việc DN sống nhưng gần như chết, vì có hoạt động kinh doanh nhưng lợi nhuận không đủ trả lãi NH” - TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI nhận định.

Mạnh dạn cắt lỗ để giải phóng hàng tồn và tái cơ cấu

Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI, một điểm sáng được xem là cơ sở để DN kỳ vọng tình hình kinh doanh trong 6 tháng cuối năm sẽ diễn biến tốt đẹp hơn là chính sách điều hành vĩ mô của Nhà nước nhằm hỗ trợ DN vượt qua khó khăn đã cải thiện khá tốt. Bằng chứng là có tới 40% DN đánh giá có hiệu quả cao và rất cao về chính sách gia hạn nộp thuế thu nhập DN và thuế giá trị gia tăng. Các giải pháp khác mà Nhà nước đưa ra như hoàn thuế bảo vệ môi trường, giảm 50% tiền thuê đất trong năm 2013 được các DN đánh giá tốt và kịp thời. Các giải pháp về tín dụng của Nhà nước được DN đánh giá hiệu quả cao có tỷ lệ lớn hơn các DN đánh giá thấp và rất thấp.

Tuy nhiên, đánh giá về tính hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu tại Nghị quyết 01, 02/NQ-CP của Chính phủ, đại đa số các DN đều cho rằng, dường như các giải pháp hỗ trợ thị trường và đầu tư chưa giúp cho DN thoát khỏi nỗi ám ảnh về hàng tồn kho. Thậm chí, cộng đồng DN còn đặc biệt quan ngại về những chính sách được ban hành thiếu lộ trình như tăng giá xăng, tăng lương tối thiểu trong điều kiện khó khăn hiện nay. Các thủ tục hành chính và các giấy phép con, điều kiện kinh doanh bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là trong những lĩnh vực như giao thông vận tải, dán tem hàng hóa lên nguyên vật liệu xây dựng.

Đề xuất các biện pháp giải quyết khó khăn cho DN trong 6 tháng cuối năm, các chuyên gia và DN đều cho rằng, bên cạnh cơ chế chính sách của Nhà nước, điều quan trọng nhất là bản thân các DN phải mạnh dạn tái cơ cấu sản xuất kinh doanh, mạnh dạn cắt lỗ để bán hàng tồn kho. Bênh cạnh đó, DN cũng cần giảm sử dụng vốn vay NH, chỉ nên sử dụng vốn tối đa theo tỉ lệ có 1 vay 1 bởi nợ xấu gia tăng sẽ siết chết DN. Ngoài ra, cần tập trung sản xuất kinh doanh ngành nghề cốt lõi, tránh đầu tư dàn trải, trên cơ sở đó tái cơ cấu DN, hướng đến mục tiêu sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Theo CAND *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?