Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Khó khăn vẫn tiếp tục đeo bám doanh nghiệp vật liệu xây dựng

03/04/2024 4:18:55 PM

» Trong những tháng đầu năm 2024, bức tranh ngành Vật liệu xây dựng vẫn ảm đạm và thiếu gam màu tươi sáng. Những khó khăn mà các doanh nghiệp vật liệu xây dựng đối mặt trong năm 2023 sẽ vẫn còn tiếp diễn.

Ngành Vật liệu xây dựng có mối liên hệ mật thiết với các ngành Xây dựng và Bất động sản. Khi thị trường bất động sản trong nước xuất hiện những dấu hiệu thiếu tích cực vào cuối năm 2022 thì vật liệu xây dựng cũng đã bị kéo theo và rơi vào tình trạng ảm đạm tương tự. Trong cả năm 2023, tình hình của ngành Vật liệu xây dựng cũng không có gì khả quan hơn khi thị trường bất động sản không thể gượng dậy được bất chấp các nỗ lực vực dậy từ các bên liên quan.

Bộ Xây dựng cho biết phần lớn các mặt hàng trường vật liệu xây dựng đều ghi nhận mức suy giảm so với năm 2022 về cả sản lượng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu. Sản lượng gạch ốp lát sản xuất đạt 386,5 triệu m², giảm 15%; sản lượng tiêu thụ khoảng 291,5 triệu m², giảm 25%. Sản lượng sản xuất sứ vệ sinh đạt gần 12,5 triệu sản phẩm, giảm 25% so với năm 2022. Vật liệu kính xây dựng sản xuất đạt khoảng 211 triệu m², giảm khoảng 2% so với năm 2022.

Theo Báo cáo ngành Xi măng Việt Nam năm 2023, sản lượng xi măng sản xuất ước đạt 86,45 triệu tấn, giảm 13%; lượng tiêu thụ khoảng 88,72 triệu tấn, giảm khoảng 5%; trong đó, tiêu dùng nội địa giảm 8% và xuất khẩu gần như đi ngang.
 

Kết quả kinh doanh năm 2023 của nhóm công ty đại chúng ngành Vật liệu xây dựng, doanh thu và lợi nhuận đều giảm. Về doanh thu, có đến 46,9% số doanh nghiệp có tổng doanh thu giảm dưới 25,0%, đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp có doanh thu giảm sâu trên 25% lên tới 31,6%. Lợi nhuận của các doanh nghiệp lại có gam màu tối hơn nữa khi tỷ lệ doanh nghiệp ghi nhận mức giảm lớn hơn 25,0% tiếp tục gia tăng, trong khi tỷ lệ này của các năm trước cũng đáng báo động. Đáng chú ý, tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ đã tăng 23,8% so với năm 2022. Sự sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp cho thấy thị trường đã chững lại sau thời kỳ tăng trưởng nóng ở nửa đầu năm 2022. 

Năm 2024, các chuyên gia nhận định những khó khăn mà các doanh nghiệp vật liệu xây dựng đối mặt trong năm 2023 sẽ vẫn còn tiếp diễn. Nhu cầu chi trả dành cho bất động sản và vật liệu xây dựng đều giảm. Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong mùa dịch quay trở lại do căng thẳng chính trị khiến giá nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng cao... Cùng với đó, ngành Bất động sản tại Trung Quốc - thị trường xuất khẩu vật liệu xây dựng lớn của Việt Nam cũng đang trong thời kỳ chững lại, nền kinh tế nước này đang trong thời kỳ giảm phát khiến xuất khẩu vật liệu xây dựng của Việt Nam sang Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề. 

Trong năm 2023, tổng lượng xi măng và clinker nhập khẩu vào Trung Quốc giảm lần lượt 88,1% và 94,8%, trong đó, Việt Nam chiếm 98,6% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc.

Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng nói riêng và nền kinh tế nói chung, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về tài chính, ngân hàng (trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất điều hành, điều kiện cho vay…), các giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, ngành Bất động sản vẫn còn khó khăn và phục hồi ở mức độ chậm, chưa thể trở thành cú hích cho thị trường vật liệu xây dựng lội ngược dòng trong ngắn hạn.

Theo các chuyên gia cho rằng, nhu cầu vật liệu xây dựng từ đầu tư công chưa thể bù đắp được lượng dư cung vật liệu xây dựng và có thể dư hơn nữa nếu các doanh nghiệp hoạt động tối đa công suất thiết kế. Do vậy, không còn cách nào khác, bản thân doanh nghiệp cần mở rộng thị trường nội địa, tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới để tăng tiêu thụ sản phẩm và vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay.

ximang.vn (TH/ Hải quan)

 

Các tin khác:

Giá vật liệu tăng cao và không có hợp đồng mới làm khó doanh nghiệp xây dựng ()

Vicem Hoàng Mai: Lợi nhuận suy giảm mạnh do chi phí tăng, tiêu thụ chậm ()

Lạng Sơn: Doanh nghiệp xây dựng chủ động vượt khó ()

Doanh nghiệp VLXD hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giải ngân vốn đầu tư công ()

Doanh nghiệp ngành Xây dựng gặp khó khăn do thị trường trầm lắng ()

Doanh nghiệp VLXD đẩy mạnh xúc tiến thương mại, chờ tín hiệu tốt từ thị trường ()

Xi măng Mai Sơn tập trung ổn định sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường ()

Năm 2023: Lợi nhuận sau thuế của Xi măng Chinfon đạt 34,2 tỷ đồng ()

Vicem Sông Thao nỗ lực sản xuất, hoàn thành mục tiêu ()

Thanh Hóa: Doanh nghiệp sản xuất VLXD tăng cường tìm kiếm đơn hàng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?