Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

FLSmidth và Polysius: Đối thủ trăm năm có thể “về chung một nhà”

21/11/2020 7:10:50 AM

FLSmidth, hãng thiết bị công nghệ xi măng hàng đầu của Đan Mạch, hiện đang gửi đi những tín hiệu rõ ràng rằng, tập đoàn này đang trong một cuộc chạy đua nước rút để mua lại bộ phận thiết bị xi măng thuộc Tập đoàn Thyssenkrupp của Đức. 

Nếu thành công trong việc tiếp quản các hoạt động thuộc mảng cung cấp thiết bị, công nghệ ngành xi măng và khai khoáng của đối thủ “trăm năm”này, FLSmidth hứa hẹn sẽ có thêm nguồn doanh thu mới lên tới nhiều tỷ USD. Đây là một bước đi táo bạo trong bối cảnh một ngành công nghiệp đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu bởi Covid19, theo biên tập viên Morten A. Sørensen, nhà phân tích, viết trên trang tin tài chính Đan Mạch ugebrev.dk.
 
CEO của FLSmidth, Ông Thomas Schulz đang xem xét thương vụ này, việc mua lại một công ty thiết bị công nghệ xi măng truyền thống của Đức, nhằm làm cho bản thân Hãng có hướng phát triển bền vững hơn, có thể là một trong những thương vụ táo bạo nhất trong lịch sử kinh doanh Đan Mạch.
 
Tin đồn FLSmidth là một khách hàng tiềm năng sẽ mua lại bộ phận Công nghệ Nhà máy của tập đoàn công nghệ khổng lồ của Đức, Thyssenkrupp đã lan truyền từ mùa xuân năm nay. Ngay sau khi công bố báo cáo tài chính quý 3 của FLSmidth vào hôm trước đó, CEO Thomas Schulz đã phát đi những tín hiệu rõ ràng rằng, cho đến nay tập đoàn kỹ thuật Đan Mạch FLSmidth đang đàm phán để có được thương vụ mua bán sáp nhập lớn nhất trong nhiều thập kỷ.
 
Ông Thomas Schulz nói tại một hội nghị các nhà phân tích tài chính tuần trước: "Chúng tôi đã được biết về việc rao bán này. Tên của chúng tôi đã được ghi nhận là một bên quan tâm đến mảng thiết bị xi măng và khai khoáng. Chúng tôi không thể nói gì hơn. Bạn phải hỏi Thyssenkrupp". Ông nhấn mạnh rằng một cuộc khủng hoảng, và đặc biệt là sự kết thúc của nó, luôn là thời điểm tốt để tìm kiếm tăng trưởng thông qua các hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp.
 
Cuộc chuyển đổi lịch sử?
 
Tập đoàn FLSmidth, giống như phần còn lại của ngành, đã trải qua một quãng thời gian không mấy tích cực trong ngành khai khoáng và đặc biệt là ngành thiết bị xi măng. Tuy nhiên Công ty Đan Mạch này đã vượt qua cuộc khủng hoảng tương đối tốt hơn nhiều đối thủ của nó và do đó đã trở nên mạnh mẽ và phát triển bền vững. Đặc biệt, FLSmidth đã hoạt động tốt hơn bộ phận Công nghệ Nhà máy của Thyssenkrupp, Bộ phận hoạt động vất vả trong vài năm gần đây và đã báo cáo lỗ trong chín tháng đầu năm tài chính 2019/2020.


FLSmidth cung cấp công nghệ thiết bị nhiều nhà máy xi măng lớn.
 
Bộ phận này cung cấp thiết bị và nhà máy cho các ngành công nghiệp xi măng, khai khoáng và hóa chất. FLSmidth có lẽ sẽ chỉ quan tâm đến phần xi măng và khai khoáng.
 
Đối với FLSmidth, việc mua lại sẽ là một sự thay đổi tầm cỡ lịch sử, để hãng vươn lên một cách bền vững. Điều đó có nghĩa là FLSmidth sẽ tiếp quản đối thủ của mình trong hơn 100 năm qua: Polysius (là một phần của Thyssenkrupp Plant Technology). Điều này mang lại cho FLSmidth không chỉ một vị thế vững mạnh hơn tại nhiều thị trường mà còn mang lại dòng tài chính vững mạnh trong tương lai từ việc phục vụ hàng trăm nhà máy xi măng mà Polysius đã xây dựng thời gian qua.
 
Với việc sáp nhập này, FLSmidth cũng hứa hẹn có thể thực hiện một cuộc phản công quyết liệt chống lại các đối thủ Trung Quốc đã làm mưa làm gió vào đầu thập kỷ này. Họ cũng đã mua lại một nhà cung cấp thiết bị nhà máy xi măng lớn khác của Đức, đó là KHD Wedag.
 
Tổng cộng, bộ phận Công nghệ Nhà máy của Thyssenkrupp có hơn 10.000 nhân viên và doanh thu khoảng 2.500 triệu DKK mỗi năm. Mặc dù FLSmidth có thể chỉ mua mảng xi măng và các hoạt động khai khoáng, nhưng đây là mảng công việc nhìn chung rất hấp dẫn và là sở trường của FLSmidth.
 
Nếu xét riêng quy mô vụ mua lại so với các hoạt động hiện có của FLSmidth, tập đoàn dự kiến sẽ đạt doanh thu khoảng 16 tỷ DKK trong năm nay, việc sáp nhập Bộ phận này của Thyssenkrup mang lại những rủi ro nhất định. Thêm vào đó, kết quả hoạt động của Bộ phận này khá kém và việc mua lại có thể diễn ra trong một năm đặc biệt khó khăn đối với ngành xi măng như năm nay. Mua lại ngay bây giờ có thể mang lại cho FLSmidth một sự tăng trưởng đột phá và lâu dài, nhưng nó cũng có thể gây ra vấn đề cho Tập đoàn trong việc khôi phục hoạt động kinh doanh đang rất rệu rã của Thyssenkrupp.
 
FLSmidth có năng lực xoay chuyển
 
CEO Thomas Schulz tự tin cho rằng FLSmidth hoàn toàn có đủ năng lực, nếu cần thiết, để vực dậy các hoạt động của Thyssenkrupp. Ông tin rằng "chúng tôi có năng lực đáng kể để thực hiện tái cấu trúc và cải thiện các doanh nghiệp hoạt động không tốt."
 

Ông Thomas Schulz, CEO FLSmidth.

Nếu bạn nhìn vào hiệu suất tương đối của FLSmidth so với các đồng nghiệp trên thị trường thì nhân viên của FLSmidth "không có gì phải xấu hổ", Thomas Schulz nói.
 
Ngoài ra, rất có thể các mảng hoạt động này của Thyssenkrupp trong những tháng này có thể được mua với giá đặc biệt thấp. Thyssenkrupp là một tập đoàn quyết đoán.
 
Nhưng chính xác thì giá bán của Bộ phận này nên là bao nhiêu? Nhà phân tích Alan Spencer từ hãng tài chính Jefferies đã nói rằng khi định giá chính thức toàn bộ tập đoàn Thyssenkrupp, ông chỉ đơn giản coi giá trị Bộ phận Công nghệ Nhà máy xi măng bằng 0. Ông ta tin rằng Thyssenkrupp do đó phải tìm được người mua có tầm nhìn dài hạn.
 
Cần phải có sự hợp lực tốt trong việc mua bán, do đó, những bên mua tiềm năng là các hãng công nghệ lớn như FLSmidth hoặc Sandvik có thể có lợi thế hơn so với các quỹ đầu tư tư nhân. FLSmidth trước đây đã được nhà phân tích Nick Housen từ RBC đề cập đến như một người mua hợp lý đối với Bộ phận này của Thyssenkrupp.
 
Trước đó, từ đầu năm 2020, hãng tin Reuter và một số hãng tin tài chính lớn trên thế giới cũng đưa tin tập đoàn Thyssenkrup đang rao bán Bộ phận Công nghệ nhà máy của mình mặc dù chưa được đại diện của đương sự xác nhận.
 
Nếu việc mua bán thành công, hai đối thủ trăm năm trong ngành xi măng và khai khoáng thế giới là FLSmidth và Polysius có thể sớm “về chung một nhà”.
 
FLSmidth thành lập tại Copenhaghen, Đan Mạch từ năm 1882 và là nhà thiết kế chế tạo thiết bị, công nghệ xi măng hàng đầu thế giới. Tại Việt Nam, FLSmidth đã cung cấp dây chuyền thiết bị cho nhà máy xi măng Hải Phòng từ thế kỷ 19, đánh dấu sự ra đời của ngành xi măng Việt Nam. FLSmidth đã liên tục đồng hành cùng với ngành xi măng Việt Nam với việc cung cấp các dây chuyền đồng bộ, hiện đại và hiệu suất cao theo tiêu chuẩn châu Âu như Hoàng Thạch, Hải Phòng, Hạ Long, Tam Điệp, Xuân Thành và gần đây là dây chuyền nung xi măng Tân Thắng. FLSmidth đang thể hiện những cam kết mạnh mẽ về các giải pháp công nghệ không phát thải, bền vững và hiệu quả cao trong ngành xi măng và khai khoáng.
 
Andreas Ernst Gottfried Polysius khởi nghiệp xưởng chế tạo cơ khí năm 1859 tại Dessau, Đức chuyên sản xuất và cung cấp thiết bị cho ngành vật liệu xây dựng. Năm 1946 Polysius GmbH được thành lập và năm 1992 thì sáp nhập vào tập đoàn Essen- Krupp. Sau khi Krupp và Thyssen sáp nhập, Polysius Trở thành Bộ phận giải pháp công nghiệp của Thysssenkrupp (Thyssenkrup Industrial Solution – TKIS) sau chuyển thành Thyssenkrup Plant Technologies.

Hoạt động tại châu Á của Bộ phận này  gần đây đã chuyển văn phòng khu vực của mình từ Singapore về Hà Nội trong nỗ lực tái cấu trúc nâng cao hiệu quả hoạt động.

ximang.vn

https://www.reuters.com/article/thyssenkrupp-restructuring-idUSKBN26U26L
 

 

Các tin khác:

10 tháng: Doanh thu của Công ty CP SX VLXD Cao Bằng đạt 64 tỷ 358 triệu đồng ()

Quý 3: Đánh dấu sự trở lại của doanh nghiệp vật liệu xây dựng và bất động sản ()

Quý III: Doanh thu và lợi nhuận của Xi măng Hà Tiên 1 đều giảm sút so với cùng kỳ ()

Xi măng La Hiên: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt 496 tỷ đồng ()

Xi măng Hoàng Thạch chủ động xây dựng mô hình "Dân vận khéo" ()

Bộ Tài chính đề nghị Vicem kiểm soát, thu hồi nợ từ các Công ty con ()

Công ty Xi măng Điện Biên tích cực phấn đấu hoàn thiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ()

Xi măng Hải Phòng phát huy vị thế mới trên chặng đường phát triển ()

Công ty CP Prime Vĩnh Phúc - Đơn vị tiên phong sản xuất gạch ốp lát ()

Xi măng Đồng Lâm tích cực chăm lo cho người lao động ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?